Cảm tưởng về Tam Nhật Tĩnh Tâm 2016 tại Hamburg

 

 

         Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu để nói lên tâm t́nh của ḿnh qua 3 ngày Tĩnh Tâm vào đầu thu, từ mồng 7 đến 9 tháng 10 năm 2016. Nh́n lên tấm Logo "Thương tích! Thẹo tích! Thánh tích!", chu cha, ôi sao năm nay đề tài với nhiều vết máu loang lổ không dzậy nè!


        

Ngày thứ sáu bắt đầu tĩnh tâm bằng một thánh lễ chiều khai mạc như thường lệ với tham dự viên chừng non 100 người, trong thánh lễ tôi cầu nguyện xin Chúa cho tôi hiểu được thánh ư Chúa qua cha Minh rao giảng đề tài “AMORIS LAETITIA” – “NIỀM VUI YÊU THƯƠNG” theo linh đạo của Tông Thư Hậu Thượng Hội Đồng về Gia Đ́nh. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, năm nay cha Minh dẫn nhập bằng một h́nh thức khác hẳn, sống động bằng các h́nh ảnh được chiếu trên tường, bức ảnh đánh động tôi nhất là tấm h́nh đen trắng với ư nghĩa cuộc sống gia đ́nh, cuộc hôn nhân của 2 người nam nữ thành một gia đ́nh suốt cuộc đời không phải chỉ đi trong ánh sáng b́nh minh tươi đẹp nhưng cũng có những lúc đi trong bóng tối, đau khổ và thất vọng. Hôn nhân là cuộc sống chung của 2 người nam nữ, nó đi từ mến, rồi thương, rồi yêu, rồi cưới nhau để trở nên một gia đ́nh.

 

         Dẫn nhập về gia đ́nh là một bức tranh có bóng tối và ánh sáng để hiểu về "Thương Tích", để nói lên cuộc sống chung không chỉ toàn là hoa hồng trong cuộc sống chung vợ chồng. Sau khi giải thích ư nghĩa của ánh sáng và bóng tối trong cuộc sống chung, cha "đơn ca" bài T́nh Sầu của TCS, ối giời ơi, cha thật nghệ sĩ, hát thiệt hay, nhưng không phải hát như ca sĩ, cha hát trong khung cảnh một cuộc tĩnh tâm, thinh lặng để lắng đọng từng lời của bài hát, nó có ư nghĩa triết học thật sâu xa... "T́nh yêu như trái phá con tim mù loà", lúc yêu người ta cho đi, người ta sẵn sàng hy sinh tất cả v́ người ḿnh yêu, khi yêu con tim trở nên mù loà, nhưng khi đă đem hết cho nhau để trở thành một cặp vợ chồng, đụng chạm đến tận cùng sâu thẩm của nhau mới khám phá ra những yếu kém bất toàn của người bạn đời, "cuộc t́nh như trái chín trên cây... nhưng rồi t́nh trong im tiếng rồi t́nh ngoài hư hao, t́nh chia nhau gian dối..." Đó! Bắt đầu lộ diện "thương tích", một dẫn nhập không thể nào hay hơn được. Sau đó cộng đoàn đọc kinh chiều để suy nghĩ về vết thương mà cha Minh gửi đến để sang hôm sau sẽ t́m với nhau một đáp án cho những thương tích của cuộc sống gia đ́nh và xă hội, giữa cuộc sống cộng đồng. Tuy chương tŕnh kéo dài hơn 45 phút nhưng mọi người vẫn ở lại cho đến khi chấm dứt lúc 20g45 với những mảnh giấy viết ra các thương tích rồi với một hạt trầm hương thinh lặng dâng lên Thiên Chúa. 


         Hôm nay, thứ bẩy, 08.10.2016 bước qua ngày thứ hai của cuộc tĩnh tâm bắt đầu bằng thánh lễ kính Đức Mẹ Mân Côi lúc 10g để cầu xin Chúa và Mẹ Maria Mân Côi soi sáng cho mọi người t́m cách chữa lành vết thương gia đ́nh và xă hội.
Số TDV đến đông hơn ước chừng 150 người gồm cả trẻ em. Một tấm h́nh của hoạ sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio diễn tả về vết thương của Chúa Giêsu, vết thương được hoạ sĩ vẽ trong đó Toma - người Tông Đồ thiếu ḷng tin - đâm thẳng ngón tay vào vết thương của Chúa Giêsu, vết thương nói lên một thương tích chưa thành thẹo, ư nói vết thương nào cũng phải lành và để lại vết thẹo, đừng moi móc vết thương cho thêm sâu, vết thẹo là chứng tích những của những thương tích trong cuộc đời... Buổi chiều cha Minh chia tham dư viên ra 6 nhóm, mỗi nhóm nói về những "thương tích" trong cuộc sống gồm có cộng đồng, tội lỗi, con cái, gia đ́nh, sức khỏe. Tôi được chia nhóm về "thương tích trong cuộc sống cộng đồng" Đề tài có vẽ khô và nếu nói "toạc móng heo" th́ ô la la… có thể va chạm! Những ai đă từng ra làm việc cộng đoàn, không ít th́ nhiều cũng mang những thương tích, nhưng anh chị em trong nhóm đă nhẹ nhàng t́m ra được một con đường như bức tranh của linh mục Sieger Köde mà cha Minh chiếu lên sau đó, vẽ tương phản với bức tranh của Caravaggio là Toma không thọc ngón tay vào vết thương của Chúa Giêsu, có nghĩa là hăy để vết thương lành lại, đừng moi vết thương hăy để nó thành thẹo! "Thẹo tích" là vật chứng của "Thương tích" nếu chúng ta nh́n nó bằng con con mắt tiêu cực nó sẽ dẫn đến một hệ quả xấu, nếu nh́n nó bằng con mắt tích cực th́ nó hết là "thẹo tích" nhưng sẽ trở thành "Thánh Tích", những mảnh vỡ của "thương tích" sẽ thông qua "thẹo tích" để trở thành "thánh tích" khi chúng ta biết tha thứ cho nhau, chấp nhận nhau, biết yêu thương hoà hợp th́ gia đ́nh, cộng đoàn là mái ấm hạnh phúc. Kết thúc ngày thứ bẩy là buổi chầu Thánh Thể vào lúc 20g với phép lành và đặt Thánh Thể trên đầu. Một ngày kéo dài như thế nhưng vẫn có đến 90 người tham dự.

 

         Sáng Chúa nhật với giờ kinh Phụng Vụ và cha Giuse Minh giúp cộng đoàn nh́n ra những đụng chạm trong cuộc sống đời thường từ cách nh́n của Thánh Phaolô "T́nh yêu chịu đựng và hy vọng tất cả" để giúp mọi người biết trân quư, ǵn giữ t́nh yêu. Một công thức quan trọng cho việc ǵn giữ t́nh yêu gia đ́nh được cha Minh nêu ra là biết "lùi một bước", từ đó có thể tháo gỡ mọi khúc mắc gia đ́nh và chữa lành được các vết thương cho nhau.

 

         Cao điểm của 3 ngày Tĩnh Tâm là thánh lễ mừng Thánh Quan Thày Giuse Khang vào lúc 14g với cha tuyên úy Phaolô Tuấn, cha xứ Winkens và cha Giuse Minh với khoảng 400 giáo dân hiện diện. Ca Đoàn Thánh Linh đă đưa cộng đoàn đến gần Thiên Chúa bằng lời ca tiếng hát tuyệt vời. Sau thánh lễ là tiệc liên hoan trong hội trường với nhiều món ăn ngon do mọi người mang đến tạo thành một bữa cơm gia đ́nh cộng đoàn thật ấm cúng. Mọi người hưởng được những ơn lành trong 3 ngày Tĩnh Tâm th́ cũng nhớ đến những anh em nghèo khổ tại Lào do Ḍng Tên Việt Nam đang chăm sóc mục vụ và quyên góp tại chỗ trong bữa liên hoan được 1.200 € để nhờ cha Minh chuyển đến giúp đỡ. Ngoài ra trong thánh lễ giáo dân quyên góp được 700 € để giúp xây dựng Đền Thánh Hải Dương (GP Hải Pḥng) nơi Thánh Giuse Khang bị xử trảm tại pháp trường Năm Mẫu - Hải Dương, đă tử đạo v́ đạo Chúa vào ngày 06.12.1861.

 

         Tôi xin cám ơn mọi người, Cộng Đoàn Thánh Giuse Khang tại Hamburg đă tạo điều kiện để cộng đoàn có 3 ngày Tĩnh Tâm thật đúng nghĩa, đem cho tôi một cái nh́n tích cực về cuộc sống chung với gia đ́nh, với anh chị em trong cộng đoàn.

(NVL - một TDV)