Ông Thợ Đóng Giầy Martin

 

Thuở xưa có một người thợ đóng giầy nghèo khó tên là Martin. Ông sống trong một gian pḥng dưới hầm nhà có một cánh cửa kính nh́n hắt lên vệ đường. Hằng ngày nh́n qua ô cửa kính nhỏ ông thấy các khách bộ hành qua lại trên đường phố. Mặc dầu Martin chỉ nh́n thấy các đôi chân của khách bộ hành, nhưng ông vẫn nhận ra được từng người qua đôi giầy của họ. Hầu như các đôi giầy của khách bộ hành đă đều qua đôi tay sửa chữa khéo léo của thợ giày Martin ít nhất một hay hai lần.

 

Từ nhiều năm qua Martin đă sống trong căn hầm đó và cũng chính là tiệm sửa giầy và nơi ăn chốn ở của ông. Từ sáng đến tối thợ giầy Martin chăm chỉ cắt da, đóng đế, cắt gọt, may lại các chỗ sứt chỉ. Bởi v́ chăm chỉ, tốt bụng, giá cả b́nh dân cho nên mọi người đều thích đến tiệm của ông để đóng giầy, sửa giầy.

 

Mỗi lần đến Mùa Vọng đón chờ Giáng Sinh và bên ngoài trời mau tối đi, th́ Martin đốt lên ngọn đèn và đọc cuốn sách mà ông yêu thích nhất. Đó là cuốn Kinh Thánh với nhiều mẫu chuyện về Chúa Giêsu. Cả ngày ông thầm vui chờ đến tối để được đọc cuốn sách ấy.

 

Một ngày kia Martin bỗng nghe ai gọi tên ḿnh. „Martin“, một tiếng gọi rất nhỏ bên tai. Ông nh́n xung quanh, nhưng không thấy ai trong tiệm sửa giầy. Nhưng một lát sau ông lại nghe tiếng gọi: „Martin, ngày mai hăy nh́n ra ngoài đường, Ta muốn đến thăm nhà của ngươi.“ Martin nghĩ rằng ḿnh đang mơ. Phải chăng đó là Chúa Giêsu, người từ nơi thinh lặng nói chuyện với ông?

 

Ngày hôm sau Martin nh́n thấy đôi giầy lính cũ kỹ qua ô cửa kính với nhiều vết khâu vá và trong chớp nhoáng ông cũng nhận ra người mang đôi giầy ấy. Đó là ông cụ mang tên Stephan. Ông đang quét tuyết ở trên vệ đường. Công việc rất nặng nhọc đối với ông. Ông cứ phải dừng lại để nghỉ ngơi. Martin cảm thấy thương hại ông cụ và mời ông vào nhà ḿnh.

 

„Hăy vào đây, ông Stephan ơi! Vào đây suởi ấm trong nhà tôi!“ Ông Stephan cám ơn và nhận lời mời của Martin. Nhưng ông không dám bước vào nhà với đôi giầy dính đầy tuyết. Nhưng Martin rất vui vẻ nói rằng: „Hăy ngồi vào bàn với tôi Stephan! Tôi muốn rót nước mời ông một ly trà nóng. Ly trà nóng rất tốt cho ông!“

 

Lúc ông Stephan đă ra khỏi cửa, Martin vừa làm việc vừa ngong ngóng nh́n xuyên qua cửa sổ. Ông chợt thấy một người mẹ trẻ đang bồng trên tay một em bé. Người đàn bà đang lạnh cóng trong chiếc áo mỏng manh và đang cố gắng che chở đứa con bé bỏng trước cơn gió lạnh. „Hăy vào đây, chị ơi!“ Martin gọi người phụ nữ. „Ở trong nhà chị dễ dàng quấn khăn che ấm cho cháu bé.“

 

Martin mang nồi súp mà ông đă nấu cho ḿnh trên bếp xuống và ân cần mời người phụ nữ. „Đây, chị hăy dùng một chút đi“ v́ Martin đă nhận ra người mẹ trẻ này đang đói. Trong lúc người mẹ ăn súp, Marrin ẵm đứa bé trong ḷng và dùng mọi cách dỗ dành làm cho đứa bé cười tươi. Sau đó ông trả đứa bé lại cho mẹ nó.

 

         Không bao lâu lúc người mẹ và đứa trẻ đă ra đi th́ Martin bỗng dưng nghe một tiếng la hét trước cửa sổ vọng lại. Một phụ nữ bán trái cây đang đánh một đứa trẻ v́ nó đă ăn cắp một trái táo từ giỏ bán hàng của bà. „Tại sao mày ăn cắp, tao sẽ đưa mày tới cảnh sát“ bà lớn tiếng giận dữ và nắm tóc thằng bé kéo đi. Ngay lúc đó Martin vội vàng chạy ra ngoài đường và nói với chị bán hàng: „Hăy tha cho thằng bé đi, có lẽ nó sẽ không dám tái phạm nữa đâu. C̣n trái táo, tôi sẽ bồi thường cho bà.“ Lúc ấy người đàn bà nguôi cơn dận và đứa trẻ ṿng tay xin lỗi bà, v́ nó đă ăn cắp trái táo. „Thôi cũng được“, người đàn bà bán hàng nói và bỏ đi. Đứa trẻ tự nguyện khiêng rổ táo cho bà.

 

Một ngày sống đă gần trôi qua, Martin cứ ngóng người khách lạ viếng thăm nhưng không thấy đến. Martin chắc rằng đó chỉ là một giấc mơ không hơn không kém.

 

Trời đă tối với một chút thất vọng và tâm hồn nặng nề, Martin lại dúi đầu vào quyển sách yêu qúi của ḿnh th́ ông lại nghe một giọng nói êm ấm bên tai ông: „Martin, Ta đă đến với ngươi, ngươi có nhận ra Ta không? „Bao giờ và ở đâu vậy?“ Martin ngạc nhiên hỏi lại. „Hăy nh́n xung quanh ngươi“, giọng nói trả lời. Martin bỗng nh́n ra cụ Stephan trong ánh sáng của ngọn đèn, bên cạnh là người mẹ trẻ ôm đứa con. Martin cũng nh́n thấy đứa bé ăn cắp trái táo và bà bán hàng với rổ táo trên tay.

 

Giọng nói th́ thầm: „Ngươi có nhận ra Ta chưa?“ Sau đấy tất cả h́nh ảnh trên cùng lúc biến mất đi.

 

Martin lúc ấy rất vui mừng phấn khởi và mở cuốn Kinh Thánh ra đọc những điều Chúa Giêsu đă dạy: „Những ǵ các con làm cho người anh em bé mọn nhất của các con, là các con đă làm cho chính Ta.“ (Mt 25)

 

(Theo lời kể của Leo Tolstoi: Ở đâu có t́nh yêu, nơi đó có Thiên Chúa)

- Một câu chuyện dễ diễn thành kịch

(chuyển ngữ: Paul Phạm Văn Tuấn)

 

Bạn ơi!

Mùa Vọng là thời gian mong Chúa viếng thăm, như người thợ giầy Martin trông ngóng từng giờ từng phút khi làm việc trong căn hầm. Martin hành động trong tinh thần thấm nhuần Lời Chúa là cho đi tất cả ḿnh đang có: tách trà, chén súp, làm cho em bé cười tươi, xin tha thứ cho đứa bé ăn cắp táo… Martin làm tất cả chỉ v́ t́nh bác ái yêu thương, biết nghĩ đến người khác.

Đó là Mùa Vọng đúng nghĩa phải không các Bạn?

Mong rằng những ngày chờ Chúa đến mỗi người chúng ta sẽ nhận ra Ngài nơi tha nhân, nơi người hàng xóm, nơi những thành viên trong gia đ́nh, nơi cộng đoàn. Nhân ra Ngài rơ ràng hơn mỗi khi chúng ta thực hành bác ái bằng cách chia cơm sẻ bánh với người nghèo khó. Chúng ta đă đón nhận nhiều hạnh phúc cho chính ḿnh và cũng hăy mở ḷng ra v́ hạnh phúc cho người khác trong Mùa Vọng và Giáng Sinh.

Cụ thể nhất kính xin quư Ông Bà, Anh Chị Em và các cháu Thiếu Nhi rộng tay quyên góp giúp các nạn nhân lũ lụt tại Miền Trung trong những ngày khốn khổ v́ lũ vừa qua.

Chân thành cám ơn và xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho những tấm ḷng quảng đại.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn

 

"Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đă thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;38 có bao giờ đă thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?39 Có bao giờ chúng con đă thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? "40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy." (Mt 25:38-41)