Hamburg - 03.12.2008, hôm nay toàn nước Đức nói về con tàu Hải Hồng với 2.500 thuyền nhân tị nạn Việt Nam sống vất vưởng hàng tháng trời trên con tàu ngoài khơi Mă Lai, v́ quốc gia này không cho người Việt cặp bến lên bờ. Những h́nh ảnh thảm thương đó đánh động ḷng nhân đạo của nhân dân Đức và chính phủ tiểu bang Niedersachsen đơn phương quyết định nhận 1.000 người trên tàu Hải Hồng vào nước Đức. Đúng ngày 03.12.1978 chuyến bay từ Mă Lai với 163 thuyền nhân tị nạn Việt Nam đáp xuống phi trường Hannover. Những người c̣n lại tiếp tục đến bằng các chuyến bay sau. Chính phủ tiểu bang Niedersachsen nhân dịp này, 03.12.2008 tổ chức mừng 30 năm tại phi trường Hannover nhằm kỷ niệm các bước chân đầu tiên của người Việt đặt xuống tại nước Đức. Hôm nay cựu thủ hiến Dr. Ernst Albrecht nhắc lại nhiều kỷ niệm xưa và ông nhấn mạnh thêm: „Người Việt Nam là món quà tặng quư báu cho nước Đức.“

 

Tàu Hải Hồng ngoài khơi Mă Lai

Nếu nước Đức mừng 30 năm của người tị nạn Việt Nam đến Đức th́ người Công Giáo Việt Nam tại thành phố cảng Hamburg được hân hạnh quen biết với vị linh mục chánh xứ Rembert Panther đúng 29 năm. Sau con tàu Hải Hồng người dân Đức lúc bấy giờ có rất nhiều thiện cảm với thuyền nhân tị nạn Việt Nam và nước Đức cũng là quốc gia đầu tiên của Phương Tây đưa một con tàu lấy tên Cap Anamur đến biển đông cứu giúp người vượt biển dưới sự điều khiển của người khởi xướng, ông Dr. Rupert Neudeck. Con tàu Cap Anamur đă khởi hành ra khơi bởi tay thuyền trưởng Klaus Buck từ cảng Hamburg và vào ngày 13.8.1979 chạm đến hải phận Biển Đông. Tính từ năm 1979 đến 1986 con tàu này đă cứu vớt được tất cả 10.375 thuyền nhân Việt Nam. Một số đông đă được định cư tại Hamburg và quen biết với cha Panther từ năm 1979 tại giáo xứ St. Erich thuộc quận Rottenburg-Hamburg.

 

Cha Pather mừng sinh nhật thứ 75 vào ngày 22.10.2008, cũng là thời gian ngài được nghỉ hưu sau 48 năm miệt mài phục vụ trong thiên chức linh mục. Hôm Chúa nhật 1 Mùa Vọng, 30.11.2008 cha Panther chính thức chia tay với giáo xứ St. Agnes, sau 25 năm làm cha xứ tại đây. Tại giáo xứ St. Agnes quy tụ khoảng 150 giáo dân Việt Nam sống trong ṿng đai của giáo xứ. Ngày chia tay nhà thờ to lớn đă chật kín và người ta thấy có hơn 100 người Việt Nam hiện diện, ngoài ra có cha tuyên úy Phaolô Tuấn và cha Alphongsô Nguyễn Xuân Thái ḍng Xitô – Thụy Sĩ cùng đến đồng tế với ngài.

 

ĐC Antôn Vũ Huy Chương

với Cha xứ Rembert Panther

Nh́n đến số giáo dân tham dự thánh lễ cũng như lúc vào hội trường chia tay, chúng ta thấy nhiều thiện cảm của mọi người đang dành riêng cho cha xứ Panther. Riêng cho Cộng Đoàn Việt Nam đă có rất nhiều liên quan mật thiết cũng như cộng tác chung vào các sinh hoạt của giáo xứ.

 

- Ca Đoàn Việt Nam có nơi tập hát hàng tuần trong hội trường nhà xứ vào mỗi tối    

  thứ sáu.

- Ngài là người cổ vơ thành lập Ca Đoàn Việt Nam đầu tiên tại Hamburg.

- Hàng năm Ca Đoàn hát vài lần trong các thánh lễ của giáo xứ Đức.

- Ban Đại Diện Cộng Đoàn Việt Nam thường xuyên sử dụng hội trường tại giáo xứ St. Agnès làm nơi hội họp.

- Ngài đă rửa tội cho hơn 100 trẻ em Việt Nam, có cháu đă được sự hướng dẫn từ lúc rửa tội, rước lễ lần đầu,  

  thêm sức và cho đến lúc lănh nhận bí tích hôn phối nơi bàn tay linh mục của cha Panther.

- Ngài vẫn dành nhiều thời gian đến thăm các gia đ́nh Việt Nam.

- Rất nhiều giáo dân Việt Nam ngài nhớ tên gọi từng người.

 

Lm. TU Paul Phạm Văn Tuấn

Và Cha Cha xứ Rembert Panther

Đấy là chưa kể thêm các giúp đỡ cho nhiều cá nhân trong những hoàn cảnh khó khăn về vật chất, nhất là vào lúc chân ướt chân ráo đầu tiên đến định cư tại thành phố Hamburg. Nói chung ngài đă dành nhiều ưu ái cho người Việt Nam trong suốt 29 năm vừa qua, nhất là trao tặng cho người công giáo Việt Nam một mái ấm tinh thần giữa xứ lạ quê người.

 

Chia tay luôn mang lại vẻ luyến tiếc và đôi khi đượm thêm nỗi buồn. Nhiều người Việt sau 29 năm sinh sống tại Hamburg và gặt hái nhiều thành quả, cũng như có cuộc sống vững chắc tại Đức, có lẽ không ai quên được những sự giúp đỡ đầu tiên của dân tộc Đức, của cha xứ Panther. Cha đă già, nhiều bệnh tật, nay sẽ sống xa giáo dân, không biết cha vui hay buồn. Nhưng chúng ta nhớ đến ngài trong lời cầu nguyện, xin Chúa luôn đồng hành với ngài trong thời gian nghỉ hưu, nơi đây chúng ta muốn trang trọng nói lên ḷng tri ân đến cha xứ Rembert Panther, vị ân nhân của chúng ta.

 

TTMV-Borsum