Sơ Xuân cống hiến 20 năm tuổi xuân trong Làng Phong Quả Cảm

như một Người bước ra từ ca khúc "Chị Tôi"

 

 

Sr. Xuân và Cha Tuấn

Làng Phong Quả Cảm - Càng nghe những câu chuyện về chị, tôi càng tự nhủ, phải quyết tâm gặp chị bằng được, người mà tất cả bệnh nhân của làng phong Quả Cảm (Yên Phong, Bắc Ninh) đều âu yếm gọi là sơ Xuân.

 

Tôi được nghe nhiều câu chuyện cảm động về chị. Chị cống hiến cả tuổi xuân cho cái nơi người ta vốn coi là ốc đảo của xă hội, nơi mà bấy giờ người ta kỳ thị, khinh miệt và hắt hủi. Rồi chính ở cái nơi tưởng như cùng cực tuyệt vọng và cô đơn ấy, chị đă nhóm lên trong họ cả t́nh yêu, cả niềm hy vọng và vui sống.


Một ḿnh nuôi 5 em ăn học

 

"Chị giống "chị tôi" trong ca khúc của Trần Tiến quá!", tôi ngỡ ngàng thốt lên khi nghe câu chuyện về thời con gái của chị. Ánh mắt chị ngơ ngác: "Vậy ư, thảo nào mọi người cũng hay gọi tôi là "chị tôi", mà tôi cũng không biết ca khúc ấy như thế nào cả". Trong khu nhà ăn yên tĩnh của trại phong đă gần 100 tuổi, tôi hát cho chị nghe câu hát da diết nói về quăng đời của người con gái cũng nhiều hy sinh như chị.

 

Sinh năm 1957 ở Đại Xuân, Quế Vơ, Bắc Ninh, tuổi thơ của chị chưa một ngày êm đềm sung sướng. Cha mất

Sr. Xuân và các bệnh nhân phong

 từ thuở lên 9 v́ mắc cảm thương hàn, một ḿnh nuôi 6 đứa con thơ, 10 năm sau mẹ chị cũng v́ suy kiệt mà ra đi. Lúc ấy, nhà có 5 đứa em, chị phải gạt nước mắt, nghỉ học để làm nông cáng đáng cả gia đ́nh. Trước khi ra đi, mẹ c̣n căn dặn, bà đă có hẹn ước cho chị nên duyên với người con trai hiền lành cùng làng hơn chị 4 tuổi.

 

Lo mẹ khóc hết nước mắt, chị chẳng c̣n tâm trí nào, chỉ nằng nặc đ̣i được đi tu. Lo ma chay cho mẹ chu đáo xong, chàng trai ngỏ lời thương mến, muốn được san sẻ gánh nặng gia đ́nh với chị, nhưng chị chỉ từ tốn: "Các em em hăy c̣n nhỏ, em chẳng muốn chia sẻ t́nh cảm cho ai, chỉ mong cho chúng sớm nên người".

 

Sớm tất bật làm nông, trưa tranh thủ tráng vài trăm bánh tráng - món nghề thời c̣n sống mẹ chị truyền lại cho cô con gái cả, chiều muộn lại đi làm hợp tác xă, cứ thế suốt thời con gái chị một ḿnh nuôi 5 em ăn học nên người. Chàng trai cùng làng cũng lên đường đi ṭng quân, mỗi lần trở về thăm quê, anh chỉ ghé ngang nhà, hỏi thăm chị tŕu mến, rồi lại lặng lẽ lên đường.

 

Giới trẻ Bắc Đức ủy lạo trại phong Qủa Cảm

Sau mười năm trời đằng đẵng, các em chị đều đă được dựng vợ gả chồng, có hạnh phúc riêng, lúc này anh mới t́m đến chị, khẽ hỏi: "Đến giờ, Xuân tính sao về chuyện gia đ́nh. Anh vẫn chờ em". Đáp lại tấm chân t́nh ấy, chị thẳng thắn từ chối: "Em chắc sẽ không lấy chồng đâu, em sẽ đi tu".

 

"Đă bao giờ chị chạnh ḷng khi nghĩ tới chuyện t́nh duyên?" - tôi hỏi. Chị trả lời: "Sống độc thân đă là cách mà tôi lựa chọn từ bé. Tôi muốn đi tu, nhưng rồi cuộc sống đă đưa tôi đến với trại phong, để có thể làm nhiều điều hơn cho mọi người".

 

Chị mỉm cười rồi bồi hồi nhớ lại: "Nghe tôi nói vậy, anh ấy cũng tôn trọng, không nài ép. Anh ấy chỉ chúc tôi: Nếu em đă tu, hăy cố gắng tu cho thật đắc đạo. Tôi không mong ḿnh phải đắc đạo, nhưng chính lời chúc của anh ấy đă trở thành động lực để tôi vượt qua những mặc cảm và gian khó để một ḷng với con đường mà ḿnh đă chọn".

 

Con đường mà người phụ nữ lạ kỳ ấy đă chọn, ấy là bỏ cả tuổi xuân để nguyện gắn bó suốt đời với trại phong Quả Cảm.


Chuyện cổ tích có thật

 

Năm 1982, cuộc sống dần trở nên êm đềm và đỡ khó khăn hơn, khi cả bốn người em của sơ đă dần yên bề gia

Cha Tuấn và các bệnh nhân phong

sau Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 03.05.2009

 thất, c̣n chị th́ ổn định hơn với công việc giữ trẻ. T́nh cờ, một ngày, chị đọc được cuốn sách "Lạc quan trên miền Thượng" của tác giả Nguyễn Thanh Quang, nói về Đức cha Gioan Cassene dám từ bỏ cuộc sống đủ đầy nơi nước Pháp để tới Việt Nam lập trại phong nhằm giúp đỡ các bệnh nhân tại Di Linh - Lâm Đồng. Tấm gương của Đức cha như một nguồn sức mạnh thôi thúc chị t́m đến với trại phong Quả Cảm, khi bấy giờ c̣n biệt lập như một thành lũy chứa chất bệnh tật và nhận được vô số sự ghẻ lạnh của xă hội xung quanh.

 

Tận mắt chứng kiến những cảnh cụ già 80 tuổi chết trong cô độc, lạnh lẽo; chứng kiến những cảnh đời bệnh tật như ở tận cùng của đau khổ, trong ḷng chị bỗng nhen lên một quyết tâm mạnh mẽ phải làm một điều ǵ đó. Thưa chuyện với đức cha: "Thưa cha, con muốn vào cơng các cụ đi khám bệnh", cô gái trẻ quyết định nghỉ dạy tại trường mẫu giáo rồi viết lá đơn t́nh nguyện xin về gắn bó với trại phong. Trước khi quyết định lên trại phong Quả Cảm, chị vấp phải vô số sự phản đối từ phía gia đ́nh, ai cũng đau khổ v́ tại sao chị gái của ḿnh lại "dây với hủi". Có người ác miệng, c̣n gán cho chị cái biệt danh "Xuân hủi". Nhưng không hiểu từ đâu ra, một nguồn sức mạnh lớn lao đă giúp chị bỏ ngoài tai tất cả...

 

Lá đơn t́nh nguyện nộp từ năm 1988, nhưng măi đến năm 1991 chị mới được chính thức chấp thuận về trại. Điều ấy hẳn cũng không lạ, bởi thời bấy giờ, ở chốn ai cũng muốn lánh xa lại có người t́nh nguyện xin vào, khiến cho ban giám đốc nh́n chị với ánh mắt e ngại và cảnh giác. Không nản ḷng, trong suốt thời gian ấy, chưa một ngày chị ngừng lao động, hết về Ninh B́nh học nghề dệt chiếu, đan làn để về dạy lại những người bệnh, lại lặn lội vào tận Quy Ḥa (Quy Nhơn) học một lớp đào tạo y tá để có thêm chuyên môn về chữa bệnh. Năm 1989 chị trở về trại phong làm điều dưỡng và đă gắn bó với trại từ đó tới nay suốt 20 năm.

 

Của ít ḷng nhiều của cộng đoàn Bắc Đức

chia sẻ với các bệnh nhân phong

Đầu năm 1992, thấy các bệnh nhân ai cũng đều khó khăn v́ vận động, chị khăn gói lên đường Nam tiến, đến trại phong Bến Sắn để học nghề làm chân tay giả, với hành trang lên đường chỉ vẻn vẹn có vài bộ quần áo cũ 40.000 đồng. Đổi lại những vất vả cơ cực là niềm vui khi chị đă có thể làm được những bộ chân tay bằng nhựa, giúp cho bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn. Chị c̣n kiếm giày dép cũ, tỉ mẩn "đo ni đóng giày" để làm nên những đôi giày đôi dép cho bệnh nhân của ḿnh.

 

Nh́n những bữa cơm đơn sơ của các cụ bệnh nhân ở trại phong Quả Cảm ngày nay, không ít người phải chạnh ḷng: Chỉ là món cơm với chút canh, gần như có rất ít thịt với khẩu phần ăn mỗi tháng chỉ là 200.000 đồng một bệnh nhân. Trại thu của mỗi bệnh nhân 150.000 đồng, để lại 50.000 cho các cụ ăn sáng, tính ra mỗi ngày, chỉ có 5.000 đồng chia làm ba bữa. Thế mà mỗi tháng, chị cùng một điều dưỡng viên khác là sơ Yên cũng cùng cất từ khoản tiền lương ít ỏi mỗi người 1 triệu mỗi tháng để có tiền tăng gia cho các cụ. Mà tiền lương của chị, nào có nhiều nhặn ǵ, chỉ có 1.800.000 đồng. Ngay cả cây trái cũng tự trồng, rau củ cũng tăng gia để khỏi tốn kém.

 

Nhưng thành quả lớn nhất của chị, đó là những mầm sống nảy sinh từ t́nh yêu đơm hoa kết trái, mà những t́nh yêu ấy đều có bàn tay của "bà mối" Xuân. Suốt 20 năm trời, chị đă mai mối cho cả chục cặp vợ chồng bệnh nhân nên duyên. Nhờ chị, họ đă t́m đến với nhau, lập nên những gia đ́nh nhỏ, cho ra đời những mầm sống mới, ở nơi đă tưởng như chỉ có nỗi buồn và sự ai oán trong tuyệt vọng.

 

Hai vợ chồng Bùi Thị Ḥa và Nguyễn Văn Trung  tổ chức đám cưới đầu năm 1996 nay đă có hai cháu trai kháu khỉnh. Căn nhà của cả hai nằm chênh chếch trên một ngọn đồi có cây ăn trái, rợp bóng mát, nơi hàng ngày vang tiếng cười trẻ thơ và bóng chị Ḥa đi về sau mỗi ngày làm cấp dưỡng ở trại.

 

Anh Trung xúc động kể: "Từ khi phát hiện ra ḿnh bị phong, em đă từng đau khổ, tuyệt vọng và đi lang thang khắp nơi. May mà có sơ Xuân, cuộc sống của em đă chuyển qua một trang mới, chứ nếu không, không biết bao giờ em mới lấy vợ, có nhà".

 

Hồi ấy, chị Ḥa là con em bệnh nhân trại phong ở Đông Anh, Sóc Sơn, thường xuyên qua Quả Cảm chơi cùng các bá. Thấy đôi trẻ mến nhau, chị Xuân đă vun vén cho cả hai, rồi tất bật lo làm đám cưới cho đôi trẻ. "Ơn của cô Xuân với chúng em như cha mẹ vậy", anh Trung bồi hồi nhớ lại.

 

Cùng chung niềm vui hạnh phúc ấy c̣n có cả đôi vợ chồng Trần Văn Chất - Dương Thị Đoàn. Bén duyên sau một lần giao lưu giữa hai trại, lại được sơ Xuân hết ḷng ủng hộ chẳng mấy chốc mà đôi trẻ nên duyên. Đám cưới được tổ chức năm 2001,  không có áo cưới, cũng chỉ có 1 triệu đồng kinh phí nhưng là niềm hạnh phúc lớn lao đối với người thanh niên trẻ, khi trước đó không lâu, anh từng chỉ muốn ĺa xa cơi đời v́ mặc cảm với căn bệnh ḿnh mang.

 

"Thả" cuộc đời vào làng phong

 

"Cô đă thả cả cuộc đời của cô vào đây rồi chị ạ", anh Trung xúc động nói về sơ Xuân. Hơn 100 bệnh nhân của trại, già trẻ lớn bé, không ai đều không âu yếm gọi chị là sơ, xưng em.

 

Trại phong được khang trang, đẹp đẽ như ngày nay, cũng nhờ có tay sơ Xuân hết ḷng t́m kiếm nguồn tài trợ ở khắp nơi, xin đất, cất hộ. Sau hôn lễ, đôi nào chưa có nhà, chị Xuân chạy vạy quyên góp tiền xây nhà ngay tại trại phong; đôi nào không có đất, chị lại thuyết phục lănh đạo trại phong chia cho một phần đất trên quả đồi của trại để trồng cây ăn quả. Đến nay, khắp trại phong đă phủ một màu xanh thắm của cây ăn trái và vang tiếng cười trẻ thơ. Nhiều con em của bệnh nhân phong đă được học hành, đỗ đạt và thành đạt.

 

Cứ lâu lâu, những bệnh nhân phong chân giả tay giả đi lại khó khăn, nhưng cũng cố t́m đến nhà chị Xuân ở đầu hồi, khẽ đặt gióng mía, củ khoai, quả xoài, có khi là bó rau cho chị bồi dưỡng. "Mở cửa ra thấy những món quà giản dị ấy, tôi vui lắm. Được sống giữa t́nh thương của mọi người th́ c̣n ǵ bằng", sơ Xuân xúc động. Nh́n sơ kể về câu chuyện ấy, ánh mắt ánh lên niềm hạnh phúc, mới hiểu v́ sao chưa một lần sơ mưu cầu hạnh phúc cho riêng ḿnh. Sơ cười hiền: "Cả cuộc đời tôi chẳng có ǵ, nhưng có nhiều nhất là t́nh yêu thương và những thành quả về con người".

 

Cha Tuấn và bệnh nhân phong của trại phong Qủa Cảm

Căn pḥng của sơ Xuân ở trại phong giờ chỉ đơn sơ có một bộ bàn ghế và một chiếc giường đơn đă cũ. Mỗi bữa cơm sơ cũng chỉ có sấu ngâm và muối vừng để đưa cơm. Thế nhưng sống bằng niềm tin vào Thiên Chúa, cùng tấm ḷng trinh nguyên hết ḷng v́ mọi người.

 

Trước khi ra về, sơ Xuân cho tôi xem tấm ảnh, chụp h́nh sơ bế một sinh linh bé nhỏ mới chào đời. Sinh linh ấy là con của một bệnh nhân tàn tật tên Dũng ở trại phong Phú B́nh, từng được sơ đưa đi chữa bệnh, năm 1991 đă lấy vợ, xây nhà, đẻ con. Anh Dũng cứ một mực nhờ sơ Xuân đặt tên cho cháu. Đứa bé được trao cho cái tên Hồng Phúc, như một hy vọng và niềm tin của sơ về những điều đẹp đẽ cho tương lai. C̣n tôi th́ luôn tin rằng, người phụ nữ kỳ diệu ấy sẽ c̣n không ngừng đem lại hồng phúc cho thế gian này.

 

Quỳnh Châu

(Theo LĐ)