Năm Thánh 2010: Lễ Khai mạc tại Sở Kiện

 

 

Sở Kiện, 24.11.2009 – Hôm nay, 24-11, lễ kính Các Thánh tử đạo Việt Nam, Giáo Hội tại Việt Nam long trọng khai mạc Năm Thánh.

 

Lễ Khai mạc được tổ chức tại Sở Kiện (thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.

 

Từ sáng sớm, từng đoàn người đông đảo đă tuôn về Sở Kiện tham dự lễ Khai mạc Năm Thánh. Được biết từ mấy ngày trước lễ, giáo dân từ nhiều nơi đă về đây, thăm di tích lịch sử Ṭa giám mục Đàng Ngoài, viếng đền hai thánh tử đạo Phêrô Đường và Phêrô Thi, chiêm ngưỡng phế tích Nhà nguyện Đại chủng viện, ngắm Ao in của Nhà in Kẻ Sở nổi tiếng một thời.

 

Ban Tổ chức lễ Khai mạc đă bắt tay vào công việc chuẩn bị từ mấy tháng trước với hàng loạt hạng mục phải giải quyết, từ cơ sở vật chất đến nội dung ngày lễ.


Mọi việc đă hoàn thành rất tốt đẹp.

 

Từ chiều hôm qua, khu di tích lịch sử của Giáo Hội Việt nam, Đền thánh Tử đạo và Trung tâm hành hương của TGP Hà Nội, đă khoác lên người bộ lễ phục mới mẻ, lộng lẫy.

 

Một quảng trường rộng gần 11.000m2, ngay trước phế tích Nhà nguyện Đại chủng viện Kẻ Sở, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc, có sức chứa hàng trăm ngàn người, đang tung bay trong gió hàng cờ của 26 giáo phận.

 

Lễ đài với Logo Năm Thánh được sắp xếp trong một bố cục hợp lư càng làm nổi bật hàng chữ “Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ”, chủ đề suy tư và cầu nguyện trong Năm Thánh của cộng đồng dân Chúa.

 

Đúng 9g sáng, Thánh lễ Khai mạc Năn Thánh 2010 bắt đầu.

 

Thánh lễ với bộ lễ hát bằng tiếng la tinh do Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TGP TPHCM, Trưởng Ban Tổ chức Năm Thánh 2010, chủ tế. Đồng tế với ngài là 31 giám mục của Giáo Hội Việt Nam, hơn 400 linh mục đến từ 26 giáo phận và các hội ḍng. Tham dự Thánh lễ có gần 1.000 tu sĩ nam nữ và chủng sinh và khoảng 70.000 giáo dân đến từ ba miền đất nước.

 

Đặc biệt có các thượng khách đến từ các Giáo Hội bạn: ĐHY André Vingt-Trois, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, ĐHY Roger Etchégaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Ṭa Thánh về Công lư và Ḥa b́nh, đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Hồng y, ĐHY Bernard Law, nguyên Tổng giám mục Boston (Hoa Kỳ), đương kim Tổng quản Đền thờ Đức Bà Cả Rôma, Đức cha Tod Brown, giám mục giáo phận Orange County (Hoa Kỳ), linh mục Jean-Baptiste Etcharen, Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris (Pháp).

 

Ngoài ra c̣n có sự tham dự của 11 vị đại điện của các Đại sứ quán tại Hà Nội như Ṭa Đại sứ: Anh, Áo, Ba lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sĩ, Úc, Ư, các Ṭa Đại sứ khác và đại diện Giáo Hội Phật giáo.

 

Sau phần giới thiệu các vị khách, Đức cha Giuse Vơ Đức Minh, Phó Tổng thư kư HĐGMVN đă tuyên đọc Sứ điệp chúc mừng của Đức Thánh Cha Bênêđictô và Sứ điệp của Bộ Phúc âm hóa các dân tộc gửi Đức cha Chủ tịch HĐGMVN.

 

Đức Thánh Cha nhắn nhủ người tín hữu Việt Nam: “Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc ḥa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ư hướng đó, chúng ta nên nh́n nhận những sai lỗi chúng ta đă phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ.” Đồng thời, ngài cũng mời gọi: “chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong Giáo Hội và xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.”

 

C̣n trong sứ điệp của Bộ Phúc âm hóa các dân tộc, Đức Hồng y Ivan đă cầu chúc: “cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại t́nh yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ;” bởi v́: “mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương tŕnh bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc.”

 

ĐHY Roger Etchégaray

Chủ tịch Hội đồng Ṭa Thánh về Công lư và Ḥa b́nh, đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Hồng Y.

Sau đó ĐHY Etchégaray đă phát biểu chào mừng, trong đó ngài nhắc lại hai đề tài của Năm Thánh: sự ḥa giải và niềm hy vọng.

 

“Ḥa giải – là điều mà cả thế giới này đều mong ước và hết sức cần thiết. Bởi v́ thế giới này đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau. Ngày nay có sự khác biệt rất lớn giữa những con người khác nhau. Các giám mục của anh chị em đă can đảm và nhấn mạnh tới điều này, đó là sự ḥa giải, bởi v́ nhờ đó chúng ta có thể nối t́nh huynh đệ của chúng ta đối với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.

 

Niềm hy vọng cũng như sự ḥa giải đều đ̣i hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xă hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, cả những mặt nạ của niềm hy vọng… Hy vọng không phải là niềm mơ tưởng hăo huyền. Trái đất này không phải là một pḥng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời.”

 

Và ngài kêu gọi: “Tất cả hăy giang rộng ṿng tay của ḿnh, trong suốt năm Thánh này, không chỉ với những tín hữu hiện diện nơi đây nhưng với tất cả các tu sĩ nam nữ, các linh mục và tất cả các giám mục nữa. Tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để Giáo Hội Việt nam trở thành Giáo Hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ.”

 

Tiếp theo, Đức cha Chủ tịch HĐGMVN đă đọc diễn văn Khai mạc Năm Thánh. Đức cha Chủ tịch nhấn mạnh chủ đề suy tư và cầu nguyện trong Năm Thánh về Giáo Hội với ba khía cạnh: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ.

 

Ngài nhấn mạnh ư nghĩa của việc tổ chức Năm Thánh: “Thời điểm này mời gọi chúng ta nh́n lại hành tŕnh lịch sử của Giáo Hội Chúa Kitô trên quê hương Việt Nam thân yêu: Từ những bước chân mạo hiểm của các vị thừa sai đầu tiên, Tin Mừng Chúa Kitô đă bắt đầu được loan báo trên mảnh đất quê hương chúng ta từ gần 500 năm về trước, để rồi nhờ ơn Chúa, Tin Mừng ấy mỗi ngày mỗi lan rộng cho đến cách đây 350 năm, hai giáo phận Tông toà đầu tiên đă được thiết lập tại Việt Nam. Rồi theo ḍng lịch sử, Giáo Hội ngày càng phát triển cho đến năm 1960, vào ngày 24-11, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đă kư Tông sắc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Chúa Kitô trên đất nước chúng ta”.

 

Đức cha Phêrô long trọng tuyên bố:

 

“Trong niềm tri ân cảm tạ cùng với quyết tâm xây dựng Giáo Hội như ḷng Chúa mong muốn và tin tưởng bước tới tương lai, NHÂN DANH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆt NAM, TÔI LONG TRỌNG VÀ VUI MỪNG TUYÊN BỐ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM”.

 

Bài giảng Thánh lễ của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa, Phó chủ tịch HĐGM do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục Hải Pḥng đọc, v́ Đức cha Thanh Hóa đang bị đau nên mất tiếng.

 

Trong ngày lễ mừng kính các Thánh Tử đạo VN, bài giảng đề cập đến hành vi tử đạo can trường của tiền nhân: “là những người không sợ đau khổ và sự chết. Không có nghĩa họ là những người liều chết v́ bướng bỉnh chống đối nhà cầm quyền. Cái chết của họ là cái chết tự nguyện. Không giữ được phép nước, họ cam ḷng chịu chết để trung thành với Chúa, chứ không phải đành chết v́ bất lực. Điểm biệt loại của các thánh tử đạo là chết trong t́nh thương. Họ là loại tử tội duy nhất không hận thù kẻ lên án và kết liễu mạng sống ḿnh.”

 

Ngày khai mạc Năm Thánh cũng là dịp để người Công giáo ngỏ lời với những người không cùng tôn giáo để xóa tan những hiểu lầm trong quá khứ: “Chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự ḥa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia sẻ khát vọng mở rộng ṿng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đă không hài ḷng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo.” và thẳng thắn nh́n nhận: “Chúng ta đă làm khổ nhau quá nhiều v́ bảo thủ chính kiến và thành kiến, v́ độc tôn phe nhóm và tư lợi.” V́ vậy, người công giáo muốn mời gọi mọi người: “khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hăy cùng nhau chia sẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xă hội.”

 

Bài giảng Thánh lễ kết thúc trong tiếng vỗ tay của mọi người.

 

Trước phép lành cuối lễ, Đức TGM Hà Nội ngỏ lời cảm ơn Ban Tổ chức Năm Thánh, Ban Tổ chức Lễ khai mạc, quư khách và tất cả mọi người đă góp phần vào sự thành công tốt đẹp của ngày lễ Khai mạc Năm Thánh. Đó chính là dấu chỉ của t́nh hiệp thông, của bác ái huynh đệ.

 

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 trong bầu khí trang trọng và ấm cúng, với niếm phấn khởi của toàn thể dân Chúa bước vào Mùa hồng ân.

 

Thánh lễ Khai mạc như một h́nh ảnh thu nhỏ của ngày họp mặt đại gia đ́nh Giáo Hội Việt Nam.

N.N.H.M - (Nguồn: www.hdgmvietnam.org)