Cảm nhận từ một chuyến đi đến Trại Phong Quả Cảm - Bắc Ninh

 

 

“Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1:9)

 

Hà Nội – 06.01.2013 - Trong tâm t́nh hân hoan của mùa Giáng Sinh và niềm vui mừng lễ Chúa Hiển Linh, cộng đoàn ḍng Thánh Phaolô Hàng Bột đă có một chuyến đi vô cùng ư nghĩa đến với các bệnh nhân phong cùi tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh và Đan viện Xitô Châu Sơn, nơi có sự hiện diện Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.

 

Đồng hành với 97 Đệ Tử chúng tôi bằng hai xe buưt lớn trong chuyến đi ngày hôm nay là Cha Phaolô Phạm Văn Tuấn đến từ Đức quốc, là một người có tấm ḷng rất nhân ái, luôn quan tâm và hướng về những người nghèo khổ, bất hạnh tại quê hương Việt Nam, đặc biệt người phong cùi ở Miền Bắc. Đi cùng chúng tôi c̣n có hai Soeur phụ trách và một số anh chị yêu mến công việc từ thiện.

 

Mặc dù hôm nay thời tiết mùa đông ở miền Bắc rất lạnh và mưa phùn nhưng dường như không ngăn cản được sự háo hức và ḷng nhiệt thành của tuổi trẻ chúng tôi. Hành trang mà chúng tôi mang theo trong chuyến đi ngày hôm nay là hơn một trăm thùng ḿ tôm, hơm một trăm tấm bánh chưng xanh. Đây chính là những phần quà của những người công giáo Việt Nam tại vùng Bắc Đức, Lincoln-Mỹ và những cá nhân có tấm ḷng bác ái ở trong và ngoài nước gửi về cho các bệnh nhân phong cùi tại Việt Nam, được biết cha Phaolô Tuấn luôn giúp 10 Trại Phong ở Miền Bắc. Một hành trang nữa mà chúng tôi không thể thiếu khi chỉ góp công vào trong những chuyến đi làm từ thiện đó chính là trái tim, nụ cười và t́nh yêu thương.

 

Đúng 8h, chúng tôi chào Soeur bề trên rồi bước lên xe. Hai chiếc xe buưt dần chuyển bánh rời khỏi thủ đô Hà Nội và tiến về quê hương quan họ Kinh Bắc.

 

Sau một tiếng ba mươi phút chúng tôi đă có mặt tại trại phong Quả Cảm. Đón chúng tôi từ ngoài cổng có Sơ Xuân là nhân viên sống trong trại phong và một bệnh nhân trong trại. Nh́n xung quanh, chúng tôi có thể thấy được đây là một trại phong được xây dựng từ khá lâu, đúng 100 năm rồi. Đây là nơi ở của các bệnh nhân phong cùi và một số trẻ em bất hạnh không nơi nương tựa. Họ đến từ các vùng quê khác nhau, xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng có một đặc điểm chung là mắc căn bệnh nan y này.

 

Khi chúng tôi bước vào bên trong th́ các bệnh nhân đă có mặt đông đủ tại hội trường. Mọi người niềm nở chào đón đoàn chúng tôi bằng những tràng vỗ tay rất nồng nhiệt. Một không gian thật vui tươi và ấm cúng. Mỗi người chúng tôi cảm nhận thấy như được về với chính gia đ́nh, với ông bà và cha mẹ của ḿnh.

 

Mở đầu cho buổi gặp gỡ, Sơ Xuân đă long trọng giới thiệu về đoàn chúng tôi cho các bệnh nhân được biết. Sơ Xuân là một người không chỉ có ḷng nhiệt huyết đối với các bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm mà c̣n với các trại phong trên toàn miền Bắc. Tuy tuổi của Sơ không c̣n trẻ nhưng t́nh yêu thương, sự nhẹ nhàng mà cô gửi vào trong các công việc th́ luôn được các bệnh nhân quư trọng và yêu mến. Chúng tôi rất cảm phục Sơ Xuân – một người đă từng gắn bó với bệnh nhân phong suốt 25 năm qua, coi các cụ như người thân, giúp đỡ họ một cách chân thành và nhiệt t́nh nhất. Bệnh nhân ở đây quư Sơ lắm, họ luôn coi Sơ như một người thầy thuốc yêu nghề, yêu họ. Có ǵ Sơ cũng để dành cho họ, họ ốm Sơ chăm sóc tận t́nh chu đáo, họ vui Sơ chia sẻ niềm vui với họ, họ đau Sơ đau với nỗi đau của họ. Mặc dù đă đến tuổi về hưu xong Sơ Xuân c̣n muốn làm thêm để giúp đỡ họ và họ cũng mong muốn Sơ luôn ở bên cạnh họ. Một tấm gương sáng về t́nh người mà ít ai làm được.

 

 

Trong lời chia sẻ Cha Phaolô đă đặc biệt cảm ơn Sơ Xuân v́ sự hi sinh phục vụ âm thầm và ḷng quảng đại của Sơ. Cha nói tiếp: “Ngày hôm nay chúng con rất vui khi được đến với trại phong Quả Cảm và vui hơn nữa khi chúng con đi đúng ngày lễ Chúa Hiển Linh. Nếu xưa kia Ba Vua đến dâng tiến Hài Nhi Giêsu vàng, nhũ hương và mộc dược th́ hôm nay chúng con đến đây dâng tiến Hài Nhi tấm bánh chưng, ḿ tôm và ḷng yêu thương. Các cụ chính là những Giêsu trong ḷng chúng con”. Những câu nói của Cha thật thân thương và đầy t́nh yêu mến. Chính v́ vậy một bệnh nhân thay mặt cho các bệnh nhân trong trại đă xúc động nói: “Con cảm tạ Chúa, cảm ơn Cha và mọi người đă quan tâm đến chúng con. Thực sự, chúng con ở đây có những người đă nhiều năm nay không có một người thân nào đến thăm. Nhưng tạ ơn Chúa là chúng con không cô đơn v́ chúng con luôn có mọi người nhớ và thương yêu chúng con”.

 

Những câu nói chân thành làm đánh động trái tim của mỗi người chúng tôi. Chúng tôi thấy ḿnh thật hạnh phúc khi cơ thể của chúng tôi vẫn c̣n lành lặn, vẫn sống khỏe và học tập. C̣n các bệnh nhân ở đây, họ đang phải gánh chịu nỗi đau về thể xác hàng ngày. Căn bệnh quái ác ăn ṃn từng chi trên cơ thể của họ. Nhưng có lẽ họ c̣n phải chịu một nỗi đau lớn hơn đó chính là nỗi đau về tâm hồn. Sự cô đơn, sự mặc cảm “ăn ṃn” nét vui tươi và niềm hi vọng vào cuộc sống của họ. Những ánh mắt xa xăm, những giọt lệ lặng lẽ chảy trên g̣ má như muốn nói nên một niềm khao khát của các cụ là được sống yêu thương, được sống với gia đ́nh, được chính những người thân yêu chăm sóc như bao người b́nh thường khác.

 

Nh́n những con người với h́nh hài khuyết tật như vậy, người mất hết ngón tay, người mất chân, người th́ mặt mũi biến dạng… không ai mà không cảm động với cơ thể thiếu hụt như vậy. Họ đă đau đớn biết bao? Thế nhưng, nỗi đau mà họ cho là lớn nhất đó vẫn là t́nh cảm của gia đ́nh, con cái, người thân không bao giờ đến với họ, có chăng là mấy năm một lần.

 

Một cụ bà 81 tuổi tâm sự: “Tôi bị bệnh phong đă 40 năm, lúc trước ở trong Nghệ An nhưng chiến tranh phải chạy ra Miền Bắc và ở đây từ lâu, mặc dù đă khỏi bệnh. Lâu lâu tôi cũng có về nhà nhưng con cháu không đứa nào dám lại gần, mà chúng nó cũng chẳng quan tâm xem tôi như thế nào? V́ thế, về nhà tôi c̣n cảm thấy buồn tủi và cô đơn hơn ở trong trung tâm. Nhiều lần như vậy, tôi cũng chẳng muốn về quê làm ǵ nữa. Thà cứ ở đây c̣n có người đồng cảm, quan tâm chăm sóc cho”. Qua lời chia sẻ của cụ, tôi mới cảm nhận được sâu sắc hơn về sự cô đơn của những con người bệnh tật ở đây. Họ cũng có gia đ́nh, có chồng, có con cái. Thế nhưng, giờ đây họ đang phải sống trong sự hành hạ của bệnh tật, phải chịu cảnh xa quê, thiếu thốn t́nh cảm của gia đ́nh, con cháu đối xử với họ không bằng người dưng. Nỗi đau đó c̣n lớn hơn gấp trăm ngh́n lần sự đau đớn về thể xác mà họ mang theo trên người.

 

 

Chúng tôi mang đến phần quà nhỏ bé trao tặng mỗi người, tuy chỉ là một thùng ḿ tôm và một chiếc bánh chưng xanh nhưng đối với họ thật có giá trị v́ mỗi tháng nhà nước chỉ cung cấp cho 540.000 đồng, nhưng giá cả th́ đắt đỏ nên khi mua ǵ các cụ đều phải đắn đo tính toán, kể cả mua một bó rau. Có ḿ tôm các cụ rất quư, bữa ăn chỉ cần một nắm rau khoai với nửa gói ḿ tôm là xong bữa. hôm nào hết gạo th́ chỉ cần một gói ḿ tôm rồi cũng xong.

 

Các cụ chính là h́nh ảnh của Đức Kitô. Chúng tôi tự đặt câu hỏi cho ḿnh “Phải làm ǵ đây để xoa dịu những nỗi đau đó?”. Và chẳng cần phải suy nghĩ lâu, chúng tôi liền góp vui cho các cụ bằng những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc. Lúc th́ mượt mà trong ca khúc “C̣n Duyên” dân ca quan họ Bắc Ninh, khi th́ sôi động trong vũ khúc “Xuân Đă Về”. Tiếng cười ḥa vào những tràng vỗ tay hưởng ứng dường như phá tan cái lạnh giá của thời tiết. Mọi người chỉ c̣n cảm nhận được hơi ấm của mùa xuân đang lan tỏa. Đó là xuân của yêu thương, xuân của t́nh người. Đúng là: “Một niềm vui được  ăn, thiếu mặc, đau ốm thể xác mà không một người thân, không một t́nh cảm nào từ phía gia đ́nh nâng đỡ. Các cụ rất cần những nhà hảo tâm, từ thiện giúp đỡ cách này cách khác và hơn bao giờ hết một tấm ḷng cao cả bác ái yêu thương cũng đủ làm vơi đi nỗi buồn cho các cụ. V́ họ cũng là một con người, là h́nh ảnh của Đức Kitô bị bỏ rơi và nghèo khổ tật nguyền.

 

Bồ Câu Trắng - Hàng Bột