Tổng Hợp Các Tin Tức Giáo Hội Công Giáo từ 23 đến 29.11.08

 

 

CÁC NHÀ DU HÀNH VŨ TRỤ TÀU CON THOI MANG DI VẬT THÁNH TÊRÊXA LÊN KHÔNG GIAN

 

(CWNews 23.11) - Hội đồng Ḍng Carmel Đi Chân Không đă thông báo hôm 22.11 rằng đại tá Ron Garan, một phi hành gia thuộc tàu con thoi Discovery trong chuyến làm việc STS – 124 của Ông (13.05–14.06), đă đem theo Ông di vật của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Với việc xin các nữ tu giúp lời cầu nguyện cho chuyến bay, ông xin mang một mẫu nhỏ từ cộng đoàn Ḍng ở Holy Trinity (Texas) lên không gian. Tưởng nên nhắc lại rằng Hoa Hồng Nhỏ đă nói: ”Tôi muốn rao giảng Tin Mừng khắp 5 châu cùng một lúc, đến tận các hải đảo xa vời”. Cộng đoàn Ḍng đă trao phó một mẫu di vật của Thánh nữ cho nhà du hành vũ trụ.

 

CÁC QUỐC GIA ẢRẬP PHẢI THỪA NHẬN THỰC TẾ BẠO LỰC BÀI KITÔ GIÁO

 

(CWNews 24.11) - Nhà viết b́nh luận cho nhật báo Palestine Al Ayayam, Abl al Nasser, kêu gọi nhân dân ông công nhận bạo lực bài Kitô giáo là một nguy hiểm cho xă hội và nói rằng bạo lực bài Kitô giáo đă trở nên vô cùng tồi tệ ở Iraq, nhưng các vấn nạn tương tự cũng có thể nh́n thấy trong hầu hết các quốc gia Ảrập. Ông chỉ trích các nhà lănh đạo chính phủ và các trí thức Hồi giáo v́ thiếu thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề này. Ông viết: ”Chúng ta hăy tỏ ra lương thiện hơn và dũng cảm hơn để hô lớn lên rằng các Kitô hữu người Palestine đang chịu nhiều tai hoạ nghiêm trọng và đang phải âm thầm chịu đau khổ v́ không được để ư tới”. Ông nói: ”Vấn đề căn bản nhất ở đây liên quan đến văn hoá. Chúng ta làm cho thấm nhuần một nền văn hoá khủng khiếp vào trong con em chúng ta, mà một trong đó là nh́n các Kitô hữu như bọn ngoại đạo, như “những kẻ khác”. Chúng ta cần có một mũi tiêm về nhân bản để giúp tỉnh ngộ, phải lên tiếng kịch liệt phản đối và đứng lên phục hồi quyền của các Kitô hữu – đă bị tước đoạt; phải duy tŕ cán cân dân số vốn sẽ bảo vệ sự hiệp nhất quê hương chúng ta và chính nghĩa của dân Palestine”.  “Hăy nhớ rằng các bộ tộc Ảrập xưa kia là Kitô giáo. Các văn nhân thi sĩ hay nhất trước đây là Kitô hữu, cũng như các chiến binh và các triết gia. Chính họ đă nêu cao ngọn cờ chủ nghĩa liên Ảrập. Đại học Palestine đầu tiên do các Kitô hữu lập ra”.

 

ĐỨC THÁNH CHA HỎI Ư KIẾN CÁC GIÁM MỤC VỀ VIỆC CHUYỂN VỊ TRÍ LỜI CHÚC B̀NH AN

 

(CWNews 24.11) - ĐHY Francis Arinze, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cho tờ Osservatore Romano biết rằng Đức Thánh Cha đang hỏi ư kiến các giám mục thế giới về việc chuyển vị trí lời chúc b́nh an trong Thánh Lễ. Lời chúc b́nh an được đề nghị đổi sang phần dâng lễ vật, như thế có thể cho phép một bầu khí hồi tưởng hơn trước khi rước lễ. Trong một lời ghi chú cuối trang cho Hiệu triệu Sacromentum Caritatis (Bí tích T́nh Yêu) năm 2007, Đức Giáo hoàng Beneđictô XVI đă viết: ”Tôi đă yêu cầu các văn pḥng chuyên môn của Giáo triều nghiên cứu khả năng chuyển chỗ Lời chúc B́nh an, chẳng hạn sang phần trước khi dâng lễ vật ở bàn thờ. Làm như thế c̣n có thể giúp nhắc lại việc Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng chúng ta phải làm hoà với tha nhân trước khi dâng lễ vật cho Chúa” (x. Mt 5,23).

 

ĐỨC THÁNH CHA YÊU CẦU PHẢI THỰC TẾ TRONG ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

 

(New York Times/CWNews 24.11) - Trong một bức thư gửi tác giả một tác phẩm về cội nguồn Kitô giáo của nền văn hoá Châu Âu, nghị sĩ cánh hữu Marcello Pera, ”Tại sao chúng ta phải tuyên xưng ḿnh là Kitô hữu?”, Đức Thánh Cha nói rằng “một đối thoại liên tôn theo đúng nghĩa của từ này là điều không thể có được, nhưng đối thoại về những sự liên can về văn hoá của chúng lại hết sức cấp bách ngày nay”.  Người nói: ”Ông đă giải thích hết sức rơ ràng rằng một đối thoại liên tôn theo sát nghĩa của từ ngữ này là điều không thể có được, trong khi đối thoại lên văn hoá, với việc đào sâu các hệ quả về văn hoá từ tận sâu thẳm tôn giáo, lại cho thấy là đặc biệt cấp thiết”. Đại Giáo sĩ Do Thái và phát ngôn nhân Hồi giáo ở Roma phản ứng tích cực về các lời b́nh luận này của Đức Thánh Cha. Trích lời nói này của Đức Thánh Cha trong nhật báo Ư Corriere della Sera, tờ New York Times đưa lên trang đầu lời b́nh luận dừơng như là muốn hỏi phải chăng Đức Giáo Hoàng đang đả kích mạnh mẽ những gián đoạn đổ vỡ trong các nỗ lực liên tôn. Nhưng nếu đọc đúng đắn hơn, ta sẽ thấy rằng Đức Thánh Cha một lần nữa yêu cầu đối thoại phải chặt chẽ và thực tế hơn.

 

NHỮNG TÍN ĐỒ ẤN GIÁO CỰC ĐOAN THƯỞNG CHO VIỆC SÁT HẠI KITÔ HỮU

 

(AsiaNews 23.11) - Phần thưởng bằng tiền mặt, quần áo hoặc những thứ cần dùng cho những ai thành công trong việc sát hại các nhà lănh đạo Kitô giáo, phá huỷ tài sản hoặc đốt phá các thánh đường. Sự leo thang t́nh h́nh này đă khiến chính phủ Ấn Độ cấp tốc thành lập một ngành đặc biệt trong các lực lượng an ninh, để chấm dứt làn sóng bạo lực tràn ngập đất nước. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Shivraj Patil, trong một cuộc họp cấp cao với các lănh đạo ngành cảnh sát, nhắc lại bạo lực bài Kitô giáo ở Orissa, Karnataka và Kerala, nói thêm rằng phải cả một sư đoàn an ninh đặc biệt mới bảo đảm việc bảo vệ hữu hiệu cho các nạn nhân. Một nguồn tin ở Hội đồng Kitô giáo Toàn Ấn (AICC) cho biết ngoài các phần thưởng, những tín đồ Ấn giáo quá khích c̣n tuyển phụ nữ huấn luyện đặc biệt dùng gươm giáo gậy gộc để dùng vào việc tiêu diệt các Kitô hữu ở những vùng nông thôn. Thêm vào việc bách hại, các Kitô hữu ở trong các trại tị nạn nay cũng phải đương đầu với mùa đông khắc nghiệt.

 

ĐỨC GIÁO HOÀNG NHỚ LẠI NẠN ĐÓI Ở UCRAINA THỜI XÔ VIẾT

 

(Zenit 24.11) - Đức Thánh Cha Beneđictô XVI nhớ đến các nạn nhân của nạn đói thời kỳ Xô Viết đă lấy đi sinh mạng của hàng triệu người dân Ucraina vào thập niên 1930. Sau Kinh Truyền Tin với những người tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô, người lưu ư “trong những ngày này, chúng ta kỷ niệm 70 năm Vụ HOLODOMOR - nạn đói kinh hoàng - vào những năm 1932-1933 đă gây nên cái chết cho hàng triệu người ở Ucraina và những vùng khác của Liên bang Xô Viết trong chế độ Cộng sản”. (Holodomor dịch sát nghĩa từ tiếng Ucraine là “chết do đói” được quy trách nhiệm cho các chính sách tập thể hoá của Staline, tịch thu hạt giống và lương thực sau khi nông dân Ucraina không đáp ứng được các chỉ tiêu mùa màng cao ngất vụ Thu 1932). Năm nay, Quốc hội Ucraina tuyên bố chính sách Xô Viết và “hành vi diệt chủng”, được Nghị viện Châu Âu công nhận là “một tội ác chống nhân loại”. 2003, Liên Hiệp Quốc nhận tuyên bố nạn đói này là do các chính sách của Liên bang Xô Viết gây nên. Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng “không c̣n chế độ chính trị nào nhân danh ư thưc hệ phủ nhận các quyền, sự tự do và phẩm giá con người”.

 

NHÀ CHỨC TRÁCH ISRAEL KHÔNG CHO ĐỨC KHÂM SỨ VÀO TRONG DẢI GAZA

 

(CWNews 25.11) - Sáng Chúa Nhât, nhà chức trách Israel đă từ chối không cho phép Đức TGM Antonio Franco và các linh mục khác vào trong giải Gaza để dâng Thánh lễ Chúa Nhật. Gọi hành vi này “không chỉ là một vi phạm quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, mà c̣n là một sự vi phạm quyền kẻ tin được tổ chức việc thờ phượng mà không bị ngăn cản”, Đức Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem tuyên bố rằng vụ việc này xảy ra “bất chấp việc sắp xếp trước với các bên thích hợp ở Bộ Ngoại giao Israel và vị chỉ huy quân sự Israel từ thứ ba vừa qua”. Một linh mục người Jordanie b́nh luận rằng “có thể hiểu cách ứng xử này về phía Israel có ư nghĩa như một thông điệp tiêu cực gửi cho Vatican”.

 

“TỰ DO CƠ BẢN NHẤT” Ư?

 

(Genetique.org 26.11) - Axel Kahn phát hành một tác phẩm mới có tựa đề “Tự Do Căn Bản Nhất” về vấn đề an tử. Trong sách này, ông giải thích rằng luật Leonetti là một thoả hiệp tuyệt vời. Ông chỉ trích đặc biệt Hiệp hội v́ “quyền” được chết trong “phẩm giá” (ADMD) và việc Hội sử dụng từ ngữ “phẩm giá”: “Như vậy là có ư nói có những người chết trong ô nhục? Họ là những ai: Các cụ già? Những người bị bệnh Alzheimer? Có phải họ là những công dân bất xứng chăng?”. Để tránh rơi vào những lệch lạc có thể xảy ra, Axel Kahn đề nghị thêm vào cho hoàn hảo Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền Con người và Công dân năm 1789 như sau: “Tất cả mọi con người sinh ra và luôn tự do và b́nh đẳng về phẩm giá và quyền lợi”. Với ông, những vụ việc khác nhau như là vụ Humbert, Pierra hoặc Sébire không đủ để thay đổi luật pháp.

 

KẾT THÚC CHIẾN DỊCH THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN: 481.525 CHUỖI MÂN CÔI CHO CÁC NẠN NHÂN

 

(Fides 26.11) - Đây là một xâu chuỗi dài bao trùm thế giới, phó dâng cho Đức Trinh Nữ Maria những nạn nhân của những vụ bách hại bài Kitô giáo ở Ấn Độ. Hàng triệu người trên thế giới đă hưởng ứng sáng kiến của Cha Ḍng Salêsiên, T.C. George, Giám đốc Trung tâm Wishwadeep. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 06.10 trong Tháng Mân Côi, trước ngày lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi và kết thúc với một thánh lễ long trọng được cử hành ở Bangalore ngày 22.11: 40 ngày đêm liên lỉ thay phiên nhau lần chuỗi Mân Côi, cầu cho hoà b́nh ở Ấn Độ.

 

KHÔNG MỘT AI ĐĂ LÀM NHIỀU HƠN ĐỨC PIÔ XII ĐỂ CỨU NGƯỜI DO THÁI

 

(Jewish Pledger 26.11) - Trong các lời b́nh luận xuất hiện trong ấn bản tuần báo Do Thái gần đây nhất, Giáo sĩ Do Thái Eric Silver, Đền thờ Beth David, đă bênh vực các hành động trong thời thế chiến II của Đức Giáo hoàng Piô XII. Tiếp theo sau một hội thảo chuyên đề của Hội Mở Đường (Pave the Way Foundation) vừa qua ở Roma, ông nói: ”Chúng tôi đă nghiên cứu các tài liệu trong thư khố Vatican và đă phỏng vấn những nhân chứng mắt thấy tai nghe và những ǵ chúng tôi học biết được thật sự đánh động cả thế giới. Không có một người nào đă làm nhiều hơn để cứu thoát người Do Thái như Đức Piô XII. Ông nói thêm rằng kiến trúc sư Vụ Tàn sát Dân Do Thái, Adolf Eichmann, đă viết trong nhật kư rằng những nỗ lực của y đang bị Đức Giáo hoàng làm cho thất bại, mà y vẫn không thể đưa ra được những bằng chứng ”.

 

TỔNG THỐNG Ư NHẮC LẠI VIỆC GIÁO HỘI DẤN THÂN CHỐNG SỰ BÁCH HẠI CỦA ĐỨC QUỐC XĂ

 

(Zenit 25.11) - Hôm trước cuộc công du đến Israel và các vùng lảnh thổ Palestine, Tổng thống Ư Giorgio Napolitano đă nhắc lại rằng các cơ sở tôn giáo đă giúp đỡ và cho cư trú một số rất đông người Do Thái thoát khỏi cuộc bách hại do Đức Quốc Xă. Trả lời cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo Israel Yedioth Ahronot, tổng thống đă nhấn mạnh rằng “hàng ngàn - vào khoảng 20 đến 30 ngàn - người Ư gốc Do Thái được cho cư ngụ và bảo vệ, phần lớn là do các cơ sở tôn giáo”. Tổng thống vừa khánh thành ở Roma một tấm biển tưởng niệm “các trường học cấp bách” (scuole di emergenza) được thành lập năm 1938 nhằm đón nhận học sinh và giáo viên người Do Thái bị khai trừ khỏi các trường công lập do các luật lệ địa phương. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bài Do Thái.

 

ĐỨC THÁNH CHA CHÀO MỪNG CÔNG TR̀NH V̀ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO

 

(VIS 26.11) - Đức Thánh Cha Beneđictô XVI coi trọng việc chào đón Đức Aram I Công giáo, lănh đạo Giáo hội Armênia Tông truyền ở Trung Đông trong buổi triều yết công khai ngày 26.11. Với việc cám ơn vị giáo phẩm người Armênia v́ công tŕnh đầy nghị lực của ngài trong lĩnh vực đại kết, Đức Thánh Cha nói rằng cuộc thăm viếng của ngài đến Roma “là một cơ hội đầy ư nghĩa để củng cố những bước hiệp nhất đă có giữa chúng ta”. Đức Giáo hoàng kêu cầu lời bầu cử của Thánh Grêgôriô, vị Sáng Soi, đấng đă mang đức tin đến cho Armênia, cầu thay nguyện giúp cho sự hiệp nhất Kitô giáo.

 

KHÁNH THÀNH CÁC TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN MÁI ĐẠI SẢNH PHAOLÔ VI

 

(APIC 26.11) - Quốc gia Vatican đă chính thức khánh thành khoảng 2.400 tấm pin năng lượng mặt trời vừa được thiết đặt trên mái Đại sảnh Phaolô VI sử dụng cho các buổi triều yết. Cùng lúc ấy, Đức Thánh Cha chủ toạ trong căn pḥng này cái mà tờ nhật báo Osservatore Romano ra cùng ngày gọi là “buổi triều yết chung sinh thái đầu tiên” ở Vatican. Các tấm pin này phủ diện tích 5.000m2 mái nhà của đại sảnh mênh mông dùng cho các buổi triều yết, hoàn toàn do công ty Đức “SolarWorld” (Thế giới Mặt Trời) tài trợ với chi phí ước lượng 1,2 triệu euros, sẽ cung cấp 300 MW mỗi năm, đủ cung cấp điện năng cho toà nhà cùng với các văn pḥng và các pḥng Hội đồng Giám mục do kiến trúc sư Pier Luigi Nervi xây năm 1966 và 1971, cho phép tiết kiện mỗi năm khoảng 80 tấn dầu; trong ngày khánh thành, c̣n nhận được giải thưởng của Hiệp hội Châu Âu “Eursolar”. Trong tông thư sắp tới, có thể được công bố đầu năm 2009, Đức Thánh Cha cũng sẽ đề cập đến các nguồn năng lượng và việc tôn trọng môi trường.

 

GIÁO HỘI PHI CHÂU CÓ NHỮNG LĂNH ĐẠO MỚI

 

(Zenit 25.11) - Đức Thánh Cha đă bổ nhiệm một loạt các giám mục cho Châu Phi, ít tháng trước cuộc tông du của người cũng như chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Ngoại lệ ở Phi Châu. 1) ĐGM Joseph Yapo, 57 tuổi, Giáo phận  Yamoussoukro, Bờ Biển Ngà, làm TGM Giáo phận Gangoa [132.000 tín hữu, 122 linh mục và 129 tu sĩ]. 2). ĐGM Paul Mandla Khumalo Giáo phận Witbank, 61 tuổi, kế nhiệm Đức TGM George Daniel làm TGM Giáo phận Pretoria [193.000 tín hữu, 113 linh mục, 11 phó tế vĩnh viễn và 302 tu sĩ] và tuyên uư quân đội thường nhiệm cho Nam Phi. 3). ĐGM Desiré Tsarahazana Giáo phận Atsinanana, Madagsacar, kế nhiệm ĐGM René Rakontondrabe nghỉ hưu [771.000 tín hữu; 41 linh mục và 138 tu sĩ]. 4). Cha Georges Varkey, 55 tuổi, làm Giám mục phó Giáo phận Port-Berge, Madagascar, cho ĐGM  Armand Toasy [16.000 tín hữu; 16 linh mục và 47 tu sĩ]. 5). Cha José Luis Ponce de Léon, Tổng Thư kư và Tổng Quản lư Các Thừa sai Consolata, 47 tuổi, được bổ nhiệm làm Giám quản Tông ṭa Giáo phận Ingwavuma, Nam Phi [24.000 tín hữu, 7 linh mục và 14 tu sĩ].

 

NGƯỜI SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN Ư TRỞ LẠI ĐẠO TRƯỚC KHI CHẾT

 

(AFP 26.11) - Triết gia Antonio Gramsci, người sáng lập Đảng Cộng sản Ư, đă t́m lại được đức tin trước khi từ trần vào năm 1937. Đó là lời khẳng định của một Giáo phẩm Vatican hôm thứ ba 25.11, kết thúc những đồn đoán lưu hành ở Ư, nơi Gramsci có uy tín về tri thức và đạo đức rất lớn. ĐGM Luigi De Magistris, 82 tuổi, nguyên phụ tá Toà Cáo giải Toà Tháhh đă loan báo tin này trong một buổi họp báo giới thiệu một album dành cho các h́nh ảnh đạo đức. Là một người theo chủ nghĩa Mác, sinh năm 1891, đă trải qua 11 năm cuối đời trong tù do chế độ phátxít của Mussolini, ông Gramsci bị lao và cao huyết áp, chết v́ xuất huyết năo ngày 27.04.1937 trong một bệnh viện đạo 6 ngày sau khi được trả tự do. Theo ĐGM De Magistris, trong pḥng triết gia này “có tượng ảnh Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu” và những ngày đau ốm cuối cùng, ông xin các nữ tu “mang cho ông tấm h́nh Chúa Hài Nhi” để ông có thể hôn. ĐGM khẳng định: “Gramsci từ trần với các bí tích và ông đă quay về lại với đức tin thuở ấu thơ”.

 

VATICAN BẢO VỆ DANH DỰ TRONG VỤ ÁN GALILÊÔ

 

(AFP 26.11) - Hăng tin ANSA đưa tin: Vatican muốn tái bản những văn kiện vụ án Galilêô để “gợi lại kư ức” của những ai tố cáo Giáo hội Công giáo là đă kết án nhà vật lư nổi tiếng này (1564-1642) v́ những luận đề của ông về vũ trụ. ĐGM Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Đặc trách Văn hoá, hôm trước ngày khai mạc một hội nghị do Vatican tổ chức về “Khoa học 400 năm sau Galilêô”, đă nói: “GALILEO GALILEI CHƯA BAO GIỜ BỊ KẾT ÁN”. Việc tái bản các văn kiện vụ án này sẽ cho phép “gợi lại kư ức” của những ai khẳng định điều ngược lại và luôn đ̣i hỏi Vatican “sám hối”. Vụ kết án Galilêô vào năm 1633 do Toà án Dị giáo sau một vụ án kéo dài mà ông có nguy cơ bị lên giàn hoả thiêu, đă không được Đức Giáo hoàng Urbanô VIII kư. Nhưng nhà bác học, người bảo vệ các luận đề nhật tâm của vũ trụ đă bị ép buộc phải rút lại ư kiến và các công tŕnh của ông đă bị cấm. Vatican đă dần công nhận các lầm lỗi trong vụ Galilêô. Đức Gioan Phaolô II đă tôn vinh ông vào năm 1992 và một bức tượng của nhà khoa học sẽ được khánh thành năm 2009 trong vườn Vatican. Liên Hiệp Quốc đă lấy năm 2009 làm Năm Quốc tế Thiên văn học để kỷ niệm việc Galilêô dùng viễn vọng kính đầu tiên. Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Bertone nói rằng nhà thiên văn này là “một người có đức tin”, đă công nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ. Ngài nói rằng những nghiên cứu vừa qua và sự xét lại riêng của Vatican về vụ án Galileo “đă soi sáng những khuyết điểm của những người trong Giáo Hội bị trói buộc với năo trạng thời đại họ sống”, nhưng cũng cho mọi người một sự hiểu biêt đúng đắn hơn về đức tin của Galileo. Lặp lại phát biểu của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI, ĐHY Tarcisio Bertone nói: ”Galileo một con người của khoa học, nhưng cũng trau dồi đức tin và những xác tín tôn giáo sâu xa với ḷng yêu mến. Ông là một người có đức tin, nh́n thấy được thiên nhiên như một cuốn sách do Thiên Chúa viết nên”.

 

PHÁI ĐOÀN TOÀ THÁNH TẠI HỘI NGHỊ TỔ CHỨC FAO

 

(VIS 27.11) - Hôm nay, trưởng Phái đoàn Toà Thánh, ĐGM Renato Volante, đă đọc diễn văn trước khoá họp đặc biệt lần thứ 35 của Tổ chức Nông lương (FAO) dành đặc biệt để bàn về việc điều hành tổ chức này và những để nghị cải thiện thế giới nông nghiệp trong một viễn cảnh về lương thực. ĐGM trưởng phái bộ nói rằng Toà Thánh “không nhắm tới những giải pháp kỹ thuật, nhưng hướng tới một định hướng đạo đức luôn đi đôi với các nhu cầu của con người, nhất là khi có những con người phải chịu những điều kiện sống mất phẩm giá… Những con số thống kê cho thấy FAO ngày càng đáp ứng đ̣i hỏi của các quốc gia thành viên, của các nước cần những giải pháp đặc biệt để phát triển lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng… nhưng tương lai đ̣i buộc một sự thích nghi với những nỗ lực mới mà chỉ có FAO mới có thể cung cấp được cho các thành viên.

 

VĂN KIỆN VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC CỦA VATICAN ĐƯỢC TRÔNG ĐỢI VÀO THÁNG 12

 

(CNS 27.11) -  Vatican dự tính đưa ra một văn kiện mới về đạo đức sinh học đề cầp đến nhân bản vô tính người, nghiên cứu tế bào gốc và nhiều vấn đề khác. Tài liệu hướng dẫn này do Bộ Giáo lư Đức tin soạn thảo, dự trù sẽ được công bố vào ngày 12.12 và sẽ có một cuộc họp báo vào ngày công bố. Văn kiện này được lập ra để xem xét các vấn đề đạo đức học trong nghiên cứu sinh học và chăm sóc y tế nổi lên từ những năm vừa qua. Khi các thành viên Bộ Giáo lư Đức tin họp nhau trong một phiên khoáng đại vào tháng Giêng vừa qua, ĐHY Tổng trưởng người Mỹ William J. Levada cho biết phần lớn cuộc thảo luận tập chú vào lĩnh vực đạo đức sinh học. Lúc ấy, ĐHY đă ám chỉ đang tiến hành soạn thảo một văn kiện như thế, nhằm xem xét những chọn lựa y thuật mới và một số vấn nạn đạo đức học đă không được nghiên cứu một cách minh nhiên trong 2 văn kiện trước đây của Giáo Hội: Tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo lư Đức tin “Donum Vitae” (Quà tặng Sự sống) năm 1987 và Thông điệp “Evangelium Vitae” (Tin Mừng Sự Sống” năm 1995 của Đức Gioan Phaolô II.

 

ĐỨC THÁNH CHA CÓ KHẢ NĂNG SẼ VIẾNG THĂM THÁNH ĐỊA VÀO THÁNG 5-2009

 

(AsiaNews 27.11) - Nhật báo Israell Haaretz đưa tin: có thể Đức Giáo Hoàng Beneđictô XVI sẽ đi thăm Thánh Địa vào tháng 5 tới đây, và sẽ thăm cả Israel lẫn các vùng lảnh thổ Palestine. Tin này đă được Toà Đại sứ Israel bên cạnh Toà Thánh xác nhận một phần khi cho biết “các cuộc tiếp xúc đang được tiến hành”, tuy vậy vẫn chưa ấn định thời gian cũng như các chi tiết. Theo nhật báo này, cách đây 2 tuần, Đức ông Antonio Franco, Khâm sứ Toà Thánh, đă nói trong một cuộc gặp với Tổng thống Shimon Peres rằng Đức Giáo Hoàng đă quyết định đáp lời mời công du nước Israel. Nếu cuộc tông du này diễn ra, th́ Đức Beneđictô XVI sẽ là vị Giáo hoàng thứ ba viếng thăm Thánh Địa sau Đức Phaolô VI (1964) và Đức Gioan Phaolô II (2000).

 

ĐẠI HỘI TRUYỀN GIÁO TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT Ở PAKISTAN

 

(UCAN 27.11) - Giáo hội Công giáo ở Pakistan đă khai mạc Đại hội Truyền giáo lần thứ nhất với khoảng 190 đại biểu - linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo lư viên và một số giáo dân - từ 2 Tổng Giáo phận, 4 giáo phận và 1 tông toà, diễn ra tại Karachi từ 25 đến 29.11, nhằm suy tư về “Việc Thuật lại Câu chuyện của Chúa Giêsu”, lặp lại chủ đề của Đại hội Truyền giáo Châu Á lần thứ nhất tổ chức vào tháng 10.2006 tại Thái Lan. Cha Mario Rodrigues, Giám đốc Toàn quốc Các Hội Truyền giáo Giáo hoàng, Hội tổ chức đại hội này, cho biết các người tham dự đại hội được khuyến khích khám phá những con đường và những phương thế để quảng bá Chúa Giêsu và Lời Chúa. Đức TGM Evarist Pinto, Giáo phận Karachi, bày tỏ “niềm vui và vinh dự” được đăng cai hội nghị này: “Tôi mời gọi mọi người hăy thuật lại câu chuyện của Chúa Giêsu trong nơi kinh doanh làm việc, trong các cơ sở giáo dục và gia đ́nh. Đừng ngại tỏ cho mọi người thấy các bạn là môn đệ của Chúa Giêsu”. Ngài nói rằng hội nghị này có thể là bước ngoặt trong đời họ [những đại biểu] và ngài thúc giục họ trở thành những nhà lănh đạo trong cộng đoàn Giáo Hội của họ. Một thông điệp của Đức Thánh Cha gửi đại hội được đọc lên, trong đó Đức Thánh Cha Beneđictô XVI cho biết Người tin tưởng rằng qua lời cầu nguyện và thảo luận, những ngừơi tham dự hội nghị sẽ khám phá ra được những cách thức hiệu nghiệm để chia sẻ câu chuyện của Chúa Giêsu, sao cho những người khác có thể biết được t́nh yêu của Chúa là nguồn lực thiêng liêng làm nên sự hài hoà, công lư và hiệp thông tăng trưởng giữa cá nhân, chủng tộc và dân tộc.

 

VIỆT NAM: TIẾN TỚI HẠN CHẾ SINH ĐẺ?

 

(Genetique.org 25.11) - Các quan chức Việt Nam vừa đưa ra đề xuất thiết lập một luật mới trong nước nhắm tới giới hạn số con cho mỗi cặp hôn nhân. Bắt chước chính sách một con duy nhất của Trung Quốc, họ muốn đề ra một biện pháp nhm giới hạn ở 2 con. Cũng nên nhắc lại: Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.

 

HĐGMVN - UBTTXH tổng hợp