ĐẠI LỄ GIÁNG SINH 2008: NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ MÁNG CỎ

 

26.12.2008 (Tin tổng hợp) – Một tờ nhật báo của Pháp chạy hàng tít lớn “Noel, điểm hẹn của niềm hi vọng trong cơn khủng hoảng kinh tế tài chính”. Một tiêu đề có giá trị như một đúc kết những quan sát của một phóng viên chuyên nghiệp khi theo dơi thời sự trên thế giới trong mùa Giáng sinh 2008.

 

Chiêm ngắm máng cỏ của Chúa Hài Đồng, suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, thế giới đă được khơi lên niềm hi vọng giữa lúc khắp nơi đang trải qua cuộc khủng hoảng nhiều mặt.

 

Hy vọng giữa lúc lo âu đă trở thành chủ đề chính trong Sứ điệp Giáng sinh và nhiều bài giảng thánh lễ khắp nơi trên thế giới.

 

Vào đêm 24-12-2008, tại Đền thờ Thánh Phêrô (Rôma), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đă dâng thánh lễ mừng đại lễ Chúa Giáng sinh. Hàng vạn người đă tham dự thánh lễ này và hàng triệu người theo dơi qua truyền h́nh của hơn 60 quốc gia khắp năm châu và mạng internet.

 

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời mọi người suy ngẫm "mầu nhiệm Thiên Chúa đă hạ ḿnh xuống, thành một trẻ thơ bé nhỏ, yếu ớt trong máng cỏ. Hài nhi Giêsu đă trở thành biểu tượng về mọi nhu cầu khẩn thiết và t́nh trạng bị bỏ rơi của con người. Thiên Chúa trở thành một trẻ thơ và ở trong t́nh trạng bị lệ thuộc hoàn toàn. Đấng Tạo Hóa vốn nắm mọi sự trong tay và tất cả chúng ta đều lệ thuộc Ngài, nay trở nên bé nhỏ và cần đến t́nh yêu của con người. Thiên Chúa ở trong hang ḅ lừa”.

 

Đức Thánh Cha kêu gọi: “Mỗi trẻ thơ đều cần đến t́nh thương của chúng ta. Trong đêm nay chúng ta hăy đặc biệt nghĩ đến  các trẻ em không được cha mẹ thương yêu, các trẻ em bụi đời không có hạnh phúc được sống trong một mái ấm gia đ́nh, các trẻ em bị buộc phải cầm súng, trở thành công cụ bạo lực, thay v́ là người mang lại ḥa giải và ḥa b́nh, các trẻ em bị dùng trong kỹ nghệ dâm ô và các h́nh thức lạm dụng đáng kinh tởm khác, bị thương tổn sâu xa trong tâm hồn. Hài Nhi Bethlehem là lời tái kêu gọi gửi đến tất cả chúng ta, hăy làm tất cả những ǵ có thể để chấm dứt t́nh trạng đau buồn của các trẻ em ấy; hăy làm tất cả để ánh sáng Bethlehem đánh động tâm hồn con người. Chỉ nhờ sự hoán cải nội tâm, sự thay đổi trong sâu thẳm con người, ta mới có thể vượt thắng nguyên do gây nên tất cả những sự ác vừa nói, và quyền lực của thần dữ mới bị đánh bại. Chỉ khi nào con người thay đổi th́ thế giới mới đổi thay, và để thay đổi th́ con người cần ánh sáng đến từ Thiên Chuá, ánh sáng đă đột ngột đi vào đêm của chúng ta”.

 

Đức Thánh Cha cũng không quên nhắc nhở mọi người hướng về Bethlehem, nơi chưa có ḥa b́nh. Ngài nói: “Chúng ta nghĩ đến đất nước nơi Chúa Giêsu đă sống và đă tận t́nh yêu thương. Chúng ta hăy cầu nguyện để nơi đây ḥa b́nh được tái lập, oán thù và bạo lực chấm dứt, sự cảm thông lẫn nhau được khơi lên. Hăy mở ḷng để những biên giới được mở rộng. Ước ǵ ḥa b́nh mà các thiên thần ca hát trong đêm xưa sẽ được ban xuống”.

 

C̣n tại Bethlehem, nơi Chúa Giêsu sinh ra, Đức Thượng phụ Giêrusalem (thuộc nghi lễ công giáo Rôma), Tổng giám mục Fouad Twal (vừa nhậm chức cách nay 6 tháng) đă cử hành thánh lễ nửa đêm tại nơi ngày xưa là máng cỏ Đức Maria đặt Hài nhi Giêsu bé nhỏ của ḿnh ngủ giấc đầu tiên trên mặt đất của loài người.

 

Hang đá Chúa Hài Đồng tại Bê-lem

Mở đầu thánh lễ, Đức Thượng phụ Fouad Twal đă ngỏ lời chào các tín hữu sinh sống tại Thánh Địa, các khách du lịch vào dịp mừng Chúa Giáng sinh, đặc biệt chào người đứng đầu chính quyền Palestin của thành phố.

 

Trong bài giảng, Đức Thượng phụ mời mọi người cùng suy niệm Tin Mừng Giáng sinh. Ngài chia sẻ: “Việc đón mừng Hài nhi Giêsu chào đời nhắc nhở chúng ta: tuổi thơ, sự hiền lành, dịu dàng ngày nay đang biến mất trong một thế giới chỉ ưa chuộng sự hà khắc, thích thú v́ được khinh thường kẻ yếu và người đang sợ hăi, lấy làm hả hê sung sướng v́ được trả thù và lăng mạ kẻ khác”.

 

Ngài nêu “thông điệp” của hang đá Bethlehem: “Thiên Chúa đă làm cho Bethlehem thành nơi Ngài nương náu và gặp gỡ loài người. Tại Bethlehem, đă sinh ra Đấng chữa lành bao kẻ yếu đau, làm cho người chết được sống lại. Sinh ra Đấng giảng dạy về t́nh thương yêu, công lư và sự b́nh đẳng. Chính Đấng ấy sẽ biến hang đá này thành một ngôi trường dạy bài học về ḥa giải. Một ngôi trường mà những nhà lănh đạo, các vị đang nắm trong tay số phận nhân dân cần phải đến học hỏi ư nghĩa của điều Thiện, của Công lư và sự Bền vững đích thực”.

 

Đức Thượng phụ giảng giải về nền ḥa b́nh thực sự: “Ḥa b́nh là quyền mọi người phải được hưởng. Ḥa b́nh cũng phải là giải pháp cho mọi xung đột và tranh chấp. Chiến tranh không thể tạo ra ḥa b́nh. Nhà tù không thể bảo đảm cho sự ổn định. Tường cao hào sâu chưa chắc đă đem lại an ninh. Kẻ xâm lược và người bị xâm lược đều không được vui hưởng cảnh thái b́nh. Ḥa b́nh là quà tặng của Thiên Chúa. Chỉ một ḿnh Chúa mới ban cho con người được hưởng ḥa b́nh đích thực: “Thầy ban cho anh em b́nh an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).

 

Ngài mời mọi người cùng cầu nguyện với Chúa Giêsu Hài đồng: “Lạy Chúa Hài Đồng sinh ra ở Bethlehem, chúng con sống trong cảnh chờ đợi đă lâu, và đă thấm mệt v́ hoàn cảnh của ḿnh và về chính ḿnh. Chúng con đi t́m mọi sự, ngoại trừ đi t́m Chúa. Chúng con dính bén nhiều thứ, ngoại trừ gắn bó với Chúa. Chúng con lắng nghe tất cả, ngoại trừ lắng nghe tiếng Chúa nói. Chúng con đă thưởng thức biết bao diễn văn hoa mỹ và những lời hứa hẹn. Tiếng khóc của mẹ góa con côi ḥa lẫn trong tiếng đại bác và súng liên thanh, đang làm tan nát cơi ḷng và phá tan cảnh yên tĩnh của hang đá và máng cỏ… Lạy Chúa, chúng con mong mỏi ḥa b́nh, nhưng trên tất cả chúng con cần có tuổi thơ và cần được sống hồn nhiên trong sáng. Chỉ có Chúa, Đấng nghèo khổ, bé bỏng và yếu ớt mới có thể ban cho chúng con những ǵ chúng con cần mà thôi”.

 

Trong khi đó ở Pháp, nơi giới công nhân và những viên chức cấp thấp chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, các vị mục tử đă hướng dẫn các Kitô hữu sống tinh thần của Chúa Hài Đồng trong cảnh đơn nghèo của hang đá Bethlehem.

 

Đức Hồng y Philippe Barbarin, Tổng giám mục Lyon (Pháp) giải thích ư nghĩa của máng cỏ: “Là nơi nghèo khổ nhất trên trái đất được Chúa chiếu ánh vinh quang của Ngài vào”. Đức Hồng y mời mọi người xin Chúa ban cho “một trái tim của người nghèo” để biết quan tâm đến những người già, đơn độc, các tù nhân, người bệnh và vô gia cư.

 

ĐHY Giuse Trần Nhật Quân

Riêng tại Á Châu, đặc biệt tại Hồng Kông, nơi diễn ra những hoạt động tấp nập của thị trường tài chính, cuộc khủng hoảng tài chính đă để lại những tác động không nhỏ trên đời sống của các thành phần trong xă hội. Trước t́nh h́nh đó, Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun, SDB (Giuse Trần Nhật Quân), giám mục Hồng Kông, ngay trước lễ Giáng sinh đă gửi đến các tín hữu lá thư mang tính định hướng rất sâu sắc, gợi mở cho các Kitô hữu Hồng Kông những nhận thức và thái độ cần thiết ứng dụng vào cuộc sống của bản thân mỗi người. Trong thư, Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun phân tích nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng: “Chúng ta hăy suy tư về căn nguyên của cơn sóng thần tài chính hiện nay là ǵ. Phải chăng là do tiêu dùng quá mức, hám lợi v́ kiếm tiền dễ dàng, tắc trách trong quản lư tài chính, các quan chức chính phủ từ chối trả lời cho người dân hoặc nhận trách nhiệm của họ trong việc kiểm soát thị trường tài chính?”.

 

Đức Hồng y đề nghị mọi người trở về với lời mời gọi của máng cỏ đơn sơ, khó nghèo, thanh đạm: “Chúa Kitô khuyến khích chúng ta quên ḿnh, để quan tâm đến anh chị em nghèo khó của chúng ta và để tất cả mọi người có một Giáng sinh đầm ấm và thanh b́nh. Nhưng Chúa Kitô cũng ban cho chúng ta một bí quyết căn bản để thoát khỏi nghèo đói vĩnh viễn: Đó là tinh thần khó nghèo, nhân đức thanh đạm”.

 

Có thể nói, đại lễ Giáng sinh năm nay, 2008, vang lên trên khắp thế giới thông điệp từ máng cỏ của Chúa Hài Đồng mang nội dung: ḥa b́nh, t́nh liên đới, sự ḥa giải, công lư và t́nh thương, thái độ tôn trọng sự sống của con người và niềm hi vọng vào một giải pháp căn bản cho những cuộc khủng hoảng hiện nay của thế giới.

 

Nội dung này được cô đọng trong Sứ điệp Giáng sinh 2008 của Đức Thánh Cha trước khi ban phép lành Urbi et Orbi:

 

“Duy chỉ ân sủng Thiên Chúa mới có thể thay đổi trái tim của con người và biến nó nên hoa viên của hoà b́nh.

 

Mong sao các dân tộc c̣n đang sống trong đêm đen và bóng tối của sự chết cảm nhận được quyền năng của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Mong sao ánh sáng thiên linh của Bethlehem được lan rộng sang thánh địa, nơi mà chân trời xem ra tối sầm lại cho người Do Thái và người Palestin. Xin ánh sáng ấy tăng sức mạnh cho những kẻ không chịu khuất phục con đường phi lư của đụng độ và vũ lực, đối lại họ đang gắng t́m con đường đối thoại và thương thuyết để giải quyết những căng thẳng giữa các dân tộc và t́m những giải pháp công bằng và bền bỉ cho những cuộc xung đột đang xảy ra trong vùng.Các dân tộc Zimbabwe bên Phi châu, từ lâu đă bị đè bẹp bởi những khủng hoảng chính trị và xă hội đang tiếp tục gia tăng, cũng như nhân dân Cộng hoà dân chủ Congo, đặc biệt người dân miền Kivu, Darfur, người dân Somalia, đang hứng chịu những sự đau khổ do hậu quả của t́nh trạng thiếu yên ổn và thiếu hoà b́nh: họ đang trông ngóng Ánh sáng ấy đến để canh tân đổi mới. Nhất là các nhi đồng ở các quốc gia vừa kể và thuộc các quốc gia đang gặp khó khăn cũng mong chờ Ánh sáng đó, để chúng được trả lại niềm hy vọng vào tương lai.

 

Nơi nào phẩm giá và quyền lợi của con người bị chà đạp, nơi nào tính ích kỷ cá nhân hay tập thể đang lấn át công ích, nơi nào cảnh huynh đệ tương tàn và cảnh khai thác bóc lột con người có nguy cơ trở thành thói quen, nơi nào những cuộc nội chiến đă chia rẽ các bộ tộc và phá tan cuộc chung sống, nơi nào thiếu thốn lương thực cần thiết để sống, nơi nào người ta đang lo ngại khi nh́n về tương lai bấp bênh: ước mong ánh sáng lễ Giáng sinh sẽ chiếu sáng, và khuyến khích mỗi người góp phần của ḿnh trong tinh thần liên đới. Nếu mỗi người chỉ nghĩ tới ích lợi riêng tư của ḿnh, th́ thế giới sẽ đi tới chỗ diệt vong mà thôi”.

 

PV - HĐGMVN