Tổng Hợp Các Tin Tức Trong Giáo Hội Công Giáo từ 01.11 đến 08.11.08

 

“HỘI THÁNH MATTHÊU”

ĐƯỢC THÀNH LẬP ĐỂ TƯỞNG NHỚ

ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN

 

(Zenit 06.11) - “Hội Thánh Matthêu” được thành lập để tưởng nhớ ĐHY người Việt Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuân, cố chủ tịch, cựu TGM Sài G̣n, từ trần ngày 16.09.2002 (án phong chân phước được mở năm 2007), sẽ được ĐHY Renato R. Martino, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lư và Hoà b́nh, giới thiệu với báo giới vào thứ năm tới (13-11), đồng thời với danh sách những người được giải thưởng đầu tiên. Nhân dịp buổi triều yết dành cho Hội đồng Giáo hoàng Công  lư và Hoà b́nh ngày 17.09.2007, Đức Thánh Cha Beneđictô XVI đă nhấn mạnh rằng ĐHY P.X. Nguyễn Văn Thuận là một con người của hy vọng, ngài sống bằng hy vọng và lan truyền hy vọng cho hết thảy mọi người mà ngài gặp gỡ”. Chính nhờ nguồn lực tinh thần này mà ngài kháng lại được mọi khó khăn thể xác và tinh thần”. Đức Thánh Cha gợi lại thời gian tù đày lâu dài và luôn nhấn mạnh niềm hy vọng này: “Hy vọng đă đỡ nâng ngài trong hoàn cảnh một giám mục bị cô lập khỏi cộng đồng giáo phận của ḿnh trong 13 năm; hy vọng đă giúp cho ngài nh́n thấy trong sự phi lư những biến cố đă xảy đên với ngài - trong thời gian lâu dài bị giam giữ, ngài vẫn không được xét xử - một kế hoạch được Thiên Chúa quan pḥng”. Nói về việc mở án phong thánh, Đức Thánh Cha đă tâm sự: “Ta đă hết sức vui mừng đón nhận tin tức theo đó án phong chân phước cho vị tiên tri phi thường của Đức Cậy Kitô giáo này đă được mở và trong khi phó dâng linh hồn được tuyển chọn của ngài lên Chúa, chúng ta cầu xin để cho gương sáng của ngài trở nên cho chúng ta một lời giáo huấn quư báu”.

 

PHÊ CHUẨN PHONG TRÀO “HOGARES NUEVOS - OBRA DE CRISTO” 

 

(Fides 01.11) - Phong trào “Hogares Nuevos - Obra de Cristo” đă được Toà Thánh phê chuẩn qua Hội đồng Giáo hoàng Đặc trách Giáo dân, như là Hội Quốc tế Tư. Sắc lệnh Phê chuẩn này sẽ được trao ngày 11-11 cho Cha Ricardo E. Facci, vị sáng lập phong trào này, cùng với một phái đoàn nhỏ các thành viên thuộc về khu vực các đôi hôn phối, các trẻ em, các thừa sai và các linh mục. Ngày 12-11, phái đoàn này sẽ được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Phong trào này ra đời ngày 24-10-1982 theo sáng kiến của Cha Ricardo E. Facci, linh mục thừa sai Thánh Gia, nhằm hưởng ứng yêu cầu của Đức Thánh Cha “yêu mến gia đ́nh một cách đặc biệt”. Linh đạo của Phong trào lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Tháng 9-1983, nguyên Giám mục Giáo phận Venado Tuerto, Achentina, đă mời Cha Ricardo mở rộng công việc rao giảng Phúc Âm đến các gia đ́nh khác, ngoài địa hạt giáo xứ, đạt đến phạm vi quốc gia, Nam Mỹ và quốc tế. Các chi nhánh của phong trào này gồm có: Phong trào “Hogares Nuevos”, Phong trào “Hijos de Hogares Nuevos”, và các Ban “Những thừa sai của Gia đ́nh” và “Các Linh mục của Gia đ́nh”.

 

THÀNH LẬP VĨNH VIỄN PHÂN KHOA ĐẠO ĐỨC SINH HỌC

 

(Fides 01.11) - Sau 7 năm giảng dạy và nghiên cứu, Phân khoa Đạo đức Sinh học của Đại học Giáo hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ đă được Toà Thánh thành lập theo Giáo luật, với sắc lệnh ban ngày 16.10.2008, được ĐGM Jean-Louis Brugùes, Thư kư Bộ Giáo dục Công giáo loan báo trong nghi thức khai mạc Năm Hàn Lâm 2008-2009. Cha Pedro Barrajon, Viện trưởng, nói: “Việc thành lập cách dứt khoát Phân khoa Đạo đức Sinh học là một nguồn vui lớn lao cho chúng tôi, v́ điều đó thêm liên kết chúng tôi với Đức Thánh Cha và mời gọi chúng tôi thêm dấn thân bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên”. Đây là phân khoa đầu tiên trên thế giới, được khai sinh nhằm hưởng ứng lời mời gọi của Đức Gioan Phaolô II trong Evangelium Vitae (Tin Mừng Sự Sống) là hăy “đem ra thực hành một chiến lược to lớn ủng hộ sự sống”. Mục đích là đào tạo những nhà đạo đức sinh học chuyên nghiệp, làm cho họ có đủ năng lực chuyên môn đ can thiệp vào các vấn đề đạo đức rất nhiều và rất phức tạp xuất hiện liên tục trong lĩnh vực khoa học, nhằm tôn trọng phẩm giá con người và bảo vệ sự sống của mỗi cá thể. Chương tŕnh đào tạo sẽ gồm 3 chu kỳ chính: tú tài, cử nhân và tiến sĩ.

 

MỘT GIÁO SĨ DO THÁI NGƯỜI PHÁP CÁM ƠN ĐỨC PIÔ XII VÀ CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO

 

(Zenit 03.11) - Thư của Giáo sĩ André Zaoui, Đại uư Tuyên uư Lực lượng Viễn chinh Pháp, gửi cho Đức Piô XII ngày 22.06.1944 thuộc một trong những mẫu được quan tâm nhất trong cuộc triển lăm về tiểu sử của Đức Piô XII, được giới thiệu hôm nay ở Vatican. Triển lăm không t́m cách đề cao sự việc, hành động và lời nói của Đức Piô XII nhằm ủng hộ người Do Thái bị bách hại, nhưng vạch lại hành tŕnh của Đức Thánh Cha Pacelli từ thời niên thiếu cho đến khi người băng hà vào năm 1958, cách đây 50 năm. Cuộc triển lăm làm nổi bật những khía cạnh nhân cách của người, từ t́nh thương đối với thú vật, niềm say mê đối với tất cả mọi phát minh tiên tiến, sự lo lắng không ngớt của người đối với những người nghèo đói, t́nh yêu đối với nghệ thuật, những lời can thiệp không ngưng nghỉ chống lại chiến tranh, hoạt động ngoại giao của người …

 

NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH ĐỘC THÂN KHÔNG THỂ ĐƯỢC TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

 

(CWNews 03.11) - Tại một cuộc họp báo ở đó ban hành những nguyên tắc chỉ đạo về việc dùng Tâm lư học trong việc tiếp nhận và đào tạo các ứng sinh cho chức linh mục của Bộ Giáo dục Công giáo, ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng, đă lặp lại rằng ngay những kẻ đồng tính độc thân cũng không thể được truyền chức linh mục. Ngài nói: “Không nhất thiết ứng sinh này thực hành t́nh dục đồng tính mới bị loại khỏi việc truyền chức, mà ngay cả khi không phạm tội nhưng có khuynh hướng sâu sắc, th́ cũng không được chấp nhận cho thừa tác vụ linh mục, chính v́ tự bản chất chức linh mục nói lên một t́nh phụ tử thiêng liêng. Ở đây, chúng ta không nói người ấy có phạm tội hay không, mà khuynh hướng ăn rễ sâu này có c̣n hay không. Đồng tính v́ thế là một loại xúc phạm đến việc thực hành chức linh mục, trong việc tạo lập quan hệ với tha nhân, và chúng tôi giữ ư kiến rằng đồng tính là một thứ lệch lạc, một loại trái quy luật b́nh thường”.

 

TỶ LỆ NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở CÁC BANG HOA KỲ

 

(CWNews 03.11) -  HĐGM Hoa Kỳ vừa công bố dưới dạng ghi thành bảng dân số Công giáo từng bang và tỷ lệ phần trăm người Công giáo đang sống trong mỗi bang. 7 bang có một tỷ lệ dân số Công giáo 7 cao hơn 30%, gồm: Rhode Island (59%), Massachusetts (42%), New Jersey (41%), New York (37%), Connecticut (35,6%), Nevada (32,3%) và Illinois (30,1%). 10 bang dưới 5% gồm: Tennessee (2,3%), Alabama (3,3%), Misssissipi (3,7%), North Carlina (45%), Arkansas (4,1%), South Caroline (4,2%), Oklahoma (4,8%) và West Virginia (4,9%). California có con số người Công giáo đông nhất (10.463.330) trong khi Wyoming chỉ có 47.119 người Công giáo.

 

HOÀNG HẬU TÂY BAN NHA LÊN ÁN NẠO PHÁ THAI, AN TỬ VÀ “HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH”

 

(LifeStyleNews 01.11) - Hoàng hậu Tây Ban Nha, Dona Sofia Margarita Victoria Frederica, đă nêu lên những vấn đề chính đang xảy ra trong đất nước của Bà bằng việc lên án nạo phá thai, an tử và “hôn nhân đồng tính” trong cuốn sách mới đây của Bà “Hoàng Hậu Cận Cảnh” (The Queen Up Close) gồm những cuộc phỏng vấn, trích dẫn lời Bà nói rằng Bà tuyệt đối chống lại nạo phá thai: “Ủng hộ sự sống không phải là lạc hậu, cũng không phải là cái ǵ hạn chế trong phạm vi Kitô giáo. Đó là đi theo luật tự nhiên”. Bất chấp những phản đối về đạo đức mạnh mẽ đối với việc thực hành nạo phá thai cũng như t́nh trạng khó xử khi dân số cao tuổi đang tăng, nhất là được bổ sung với những người nhập cư, Tây Ban Nha vẫn là một trong các quốc gia có luật nạo phá thai tự do nhất Châu Âu và chính phủ theo chủ nghĩa xă hội đang t́m cách nới lỏng thêm các luật này. Hoàng hậu nói: “Tôi không nghĩ rằng có bất cứ bác sĩ, y tá hoặc người làm công tác y tế nào lại muốn giết chết một ai, kể cả khi điều đó do bệnh viện yêu cầu hoặc đ̣i hỏi”. Liên quan đến tự sát có trợ giúp, Bà lưu ư rằng “đừng nên có ai nguỵ trang nó thành “quyền được chết” hoặc “cái chết tự do” hoặc “chết với phẩm giá” hay là “chán sống”: đó là sự hèn nhát”. Tuy vậy, cái gây quấy động lớn nhất chính là những nhận xét tiêu cực của hoàng hậu về “hôn nhân” đồng tính được hợp pháp hoá ở Tây Ban Nha vào năm 2005: “Nếu những người này muốn sống chung với nhau, ăn mặc như những chú rể và kết hôn với nhau, có thể đó là quyền của họ, nhưng họ không được gọi đó là hôn nhân, v́ nó không phải như thế”.

 

VIỆN HÀN LÂM GIÁO HOÀNG BẢO VỆ SỰ SỐNG NGHIÊNG VỀ HIẾN TẶNG NỘI TẠNG

 

(APIC 04.11) - Một hội nghị quốc tế được Viện Hàn Lâm Giáo hoàng Bảo vệ Sự sống tổ chức ở Roma từ 6–8/11, có chủ đề “Một quà tặng cho sự sống. Xem xét về hiến tặng nội tạng”, nghiêng chiều về hiến tặng nội tạng. Những người tham dự được Đức Thánh Cha tiếp kiến ngày 7.11. Họ nêu lên t́nh trạng cấy ghép hiện nay trên thế giới, việc buôn bán nội tạng, các khía cạnh đạo đức và nhân học của việc hiến tặng; cuối cùng là vai tṛ các phương tiện truyền thông cổ vũ việc hiến tặng này. Đức Beneđictô XVI chưa bao giờ nêu ra vấn đề này, nhưng về phần Đức Gioan Phaolô II th́, vào tháng 8-2000, đă gọi việc cấy ghép nội tạng như “sự chinh phục vĩ đại của khoa học nhằm phục vụ con người”. Với Giáo Hội, việc cấy ghép nội tạng chỉ có thể được nghĩ đến trong trường hợp bệnh nhân đă chết năo, biểu lộ đáng kể bằng việc hết các phản xạ và một điện năo đồ phẳng. Không c̣n ư thức, người bệnh chắc chắn đă chết cho dù tim có thể vẫn c̣n đập. Trong các trường hợp khác, như trong t́nh trạng của người sống đời thực vật, th́ dù người bệnh không có ư thức và sẽ không tránh khỏi cái chết, th́ Giáo hội Công giáo vẫn từ chối mọi cấy ghép nội tạng, v́ người bệnh được coi là vẫn c̣n sống.

 

ƯU TIÊN TRONG QUAN HỆ VỚI CÔNG GIÁO VÀ SINH THÁI HỌC

 

(AsiaNews 03.11) - Thượng phụ Đại kết Constantinople vẫn c̣n “hết sức lấy làm vinh dự và cảm động” v́ lời mời của Đức Beneđictô XVI đến dự và phát biểu tại THĐGM. Ngài cho biết: “Đây là một kinh nghiệm độc nhất vô nhị mà tôi sẽ măi ấp ủ trong ḷng. Hết thảy chúng ta phải cầu nguyện cho một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể cử hành Thánh Thể chung với nhau. Đối thoại với tín hữu Công giáo là một trong các ưu tiên của chúng tôi và con đường dẫn tới đại kết là con đường một chiều. Chúng ta phải cám ơn các vị tiền nhiệm đă khởi sự hành tŕnh này”, Sinh thái học và việc bảo vệ môi trường là một ưu tiên cấp bách khác. Từ năm 1989, Toà Thượng phụ đă đưa ra nhiều sáng kiến ở nhiều nơi trên thế giới để gây ư thức về các hiểm hoạ gây ra do việc sử dụng không kềm chế tài nguyên thiên nhiên và con người. V́ lư do này, Thượng phụ sẽ tổ chức một hội thảo quốc tế chuyên đề ở Châu Phi vào năm tới, ở vùng châu thổ sông Nil, nhằm làm cho thế giới lưu ư tới những điều tồi tệ mà dân Châu Phi đă phải hứng chịu lâu nay.

 

ĐIỀU TRA CHO THẤY CON SỐ NGƯỜI CHẾT Ở ORISSA ĐĂ BỊ ĐÁNH GIÁ QUÁ THẤP

 

(CWNews 04.11) - Một cuộc điều tra do đảng cộng sản Ấn Độ loan báo rằng có ít nhất 500 Kitô hữu đă bị sát hại do bọn quá khích Ấn giáo tại bang Orisasa - cao hơn 10 lần con số do chính quyền đưa ra - kể từ khi bạo lực nổ ra ở đây vào tháng 8. Danh sách chính thức về số thương vong cho thấy chỉ có 31 người chết, nhưng những người chỉ trích đă lập luận rằng đảng cầm quyền dân tộc chủ nghĩa Ấn giáo Orissa đă làm ngơ trước bạo lực giáo phái. Một quan chức nói với những người điều tra rằng cá nhân ông đă cho phép hoả thiêu hơn 200 thi thể. Trong bản tường tŕnh của chính quyền bang về các sự việc này, khoảng 12.641 người chạy trốn sinh sống trong 15 trại tỵ nạn, được tiếp tế đầy đủ lương thực thực phẩm, có bác sĩ khám bệnh phát thuốc và trẻ em đi học. Nhưng toán điều tra này đi thăm các trại ở Phulbani, Tikabali, Udaygiri và Rakiya đều thấy các khẩu phần ăn thiếu thốn, không h có thuốc men, phụ nữ mang thai không nhận được bất cứ chăm sóc nào. Họ tả lại bầu khí khủng bố ngự trị trong các Kitô hữu. Các nhóm cực đoan tự tổ chức thành những nhóm vũ trang, đe doạ bất cứ ai không chịu theo đạo Hồi. Toán điều tra kêu gọi chính phủ cấm chỉ các nhóm Hồi giáo này.

 

GIÁO PHẬN Ở ẤN ĐỘ CHỈ ĐẠO LẦN CHUỖI MÂN CÔI KHÔNG GIÁN ĐOẠN TRONG 3 THÁNG

 

(UCAN 04.11) - Trong 101 ngày đêm, các tín hữu Công giáo thuộc 117 giáo xứ thuộc Giáo phận Thamarassery sẽ thay phiên nhau đến tại Trung tâm Canh tân Betania ở Pulloorampara, một ngôi làng có nhiều đối núi cách Kozhiko khoảng 30 cây số, để liên tục cầu nguyện cho hoà b́nh thế giới và sự thánh hoá các gia đ́nh. V́ vậy, luôn luôn có ít nhất 250 người lần hạt Mân Côi. Các linh mục luôn sẵn sàng giải tội và tư vấn. Giáo phận đă tổ chức việc đọc Kinh Mân Côi đặc biệt này đă 5 năm qua. Linh muc phụ trách Trung tâm giải thích: “Nếu có hoà b́nh trong gia đ́nh, sẽ có hoà b́nh trong xă hội”.

 

TOÀ THÁNH THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI NƯỚC BOTSWANA

 

(APIC 04.11) - Văn pḥng Báo chí Toà Thánh đă cho biết tin trên đây vào ngày 04.11.2008. Cùng với Montenegro và các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, đây là quốc gia thứ ba thiết lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh dưới triều đại Giáo hoàng Beneđictô XVI. Botswana được coi là một trong các quốc gia ổn định nhất Châu Phi, nhưng lại bị HIV/AIDS nặng nề nhất, đến nỗi năm nay chính phủ phải dành riêng 80 triệu euros đề chiến đấu căn bệnh thế kỷ này. Quốc gia đa số theo Tin lành này có khoảng 84.000 tín hữu Công giáo, tức là 5% dân số, với 38 giáo xứ với một giáo phận do một Giám quản Tông toà phụ trách, cùng với 27 linh mục triều và 44 tu sĩ trong đó có 40 linh mục ḍng, 77 nữ tu và khoảng hơn 300 giáo lư viên. Giáo hội Công giáo mới hiện diện ở Botswana vào năm 1928 do các linh mục Ḍng Oblat Đức Maria Vô Nhiễm. Như vậy, tính đến nay đă có 177 quốc gia và vùng lănh thổ có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, không kể Ḍng [hiệp sĩ] Malta và những phái bộ ngoại giao đặc biệt của Liên Bang Nga va Chính phủ tự trị Palestine. Các quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, gồm: Việt Nam, Ả Rập Xê Út và Trung Quốc.

 

ĐỨC GIÁO HOÀNG “SẴN SÀNG” GHÉ THĂM MYANMAR

 

(UCAN 04.11) - Đức TGM Charles Maung Bo Giáo phận Yangon, Tổng Thư kư HĐGM Myanmar, nói tại Roma: Đức Thánh Cha cho biết người sẵn sàng ngừng lại ghé thăm Myanmar nếu người thăm viếng một quốc gia Châu Á khác. Đức TGM Bo đă gặp riêng Đức Thánh Cha ngày 23.10. Tuần trước đó, ngài làm cho cử toạ ngạc nhiên khi đưa ra lời mời trong phần phát biểu dài 5 phút dành cho HĐGM Myanmar. Nh́n Đức Thánh Cha, ngài kết luận: “Kính Đức Thánh Cha, từ thời Thánh Phêrô đến nay, chưa có Đức Thánh Cha nào viếng thăm Myanmar hết. Xin nồng nhiệt đón chào người tại Myanmar!”. Toàn hội nghị vỗ tay hoan hô. Myanmar hiện có khoảng 3 triệu Kitô hữu, trong đó có 700.000 Công giáo. Đầu năm nay, ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn nói ngài hy vọng Đức Thánh Cha sẽ thăm Việt Nam vào năm 2010, nhân 350 năm ngày thành lập tông toà đầu tiên và 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Viêt Nam; giống như Myanmar, Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, song chỉ điều này thôi th́ không có vấn đề ǵ, như trường hợp Mexicô năm 1979. Tuy thế, một cuộc tông du của Đức Giáo hoàng cũng phải có lời mời của HĐGM sở tại và cũng như chính phủ quốc gia đó bằng ḷng mời, v́ dù sao Đức Giáo hoàng cũng là nguyên thủ một quốc gia.

 

ĐỨC HỒNG Y NGƯỜI ÁI NHĨ LAN CẢNH BÁO VỀ KẾT HỢP ĐỒNG TÍNH

 

(CWNews 05.11) - ĐH Sean Brady, Giáo phận Armagh, đă cảnh báo chống lại sự thừa nhận pháp lư hôn nhân đồng tính, trong một diễn từ khiến cho các nhà làm luật nổi giận. Trong bài diễn văn ngày 04.11, vị giáo phẩm toàn Ái Nhĩ Lan này nhấn mạnh rằng gia đ́nh dựa trên hôn nhân là đơn vị căn bản của mọi xă hội, với các quyền tự nhiên có trước các quyền của nhà nước. Với việc từ chối ban cũng các quyền này cho những quan hệ đồng tính dục, ĐHY nói: “Ư hướng không phải là để phạt những ai đă chọn hoặc đang thấy sở thích trong những h́nh thức gia đ́nh hoặc quan hệ khác biệt. Đúng hơn đó là để xác nhận nguyên tắc rằng gia đ́nh đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ kết nối sâu sắc với thiện ích xă hội đến mức nó đáng được đặc biệt chăm nom và bảo vệ. Thượng Nghị sĩ David Norris nói rằng ĐHY Brady tỏ ra “kiêu ngạo, đe doạ và quan liêu” và nói rằng với những tuyên bố như thế của ĐHY cho thấy v́ sao giới trẻ rời bỏ Giáo Hội.

 

TÍN ĐỒ HỒI GIÁO PHI LUẬT TÂN THỈNH CẦU ĐỨC GIÁO HOÀNG GIÚP CHẤM DƯT CHIẾN TRANH

 

(CWNews 05.11) - Hội đồng Phi Luật Tân v́ Hồi giáo và Dân chủ (PCID) đă viết một bức thư ngỏ gửi Đức Giáo hoàng Beneđictô XVI thỉnh cầu người giúp chấm dứt chiến tranh trên đảo Mindamao, Phi Luật Tân: “Chúng tôi hy vọng Đức Thánh Cha có thể giúp chúng tôi mang lại hoà b́nh và công lư cho các anh chị em chúng tôi ở Mindanao bằng việc bày tỏ quan ngại về khủng hoảng nhân đạo đang mở ra và kêu gọi kềm chế nhằm bảo vệ mọi công dân cũng như để cứu trợ khẩn cấp mau chóng đến được với dân chúng bị ảnh hưởng. Giới chức hàng đầu PCID, Amina Rasul, đang tham dự Diễn đàn Kitô giáo - Hồi giáo ở Roma, trao bức thư này cho Đức Thánh Cha. Các giám mục Phi hoan nghênh bức thư. Đức TGM Antonio Ledesma, Giáo phận Cagayan de Oro,  cho biết “bất cứ điều ǵ giải quyết việc chấm dứt chiến tranh và giúp các nạn nhân đều là quan tâm to lớn của các giám mục. Các giám mục ở Mondanao vui mừng khi nghe bức thư và xem có thể làm được những ǵ”.

 

ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII ĐĂ THẤY “PHÉP LẠ MẶT TRỜI”

 

(Zenit 05.11) - Theo lời chứng của riêng người, Đức Giáo hoàng Piô XII đă nh́n thấy “phép lạ mặt trời” 4 lần. Thông tin này được xác định bởi những ghi chép tay chưa hề được công bố từ Đức Thánh Cha Piô XII trong cuộc trưng bày “Đức Piô XII: Con người và Triều đại Giáo hoàng”, khai trương ở Vatican và mở ra cho công chúng từ nay cho đến ngày 6-1-2009. Người phụ trách uỷ ban triển lăm này và là phóng viên tờ Il Giornale, Andrea Tornielli, giải thích rằng lời ghi chép này được t́m thấy trong hồ sơ lưu gia đ́nh Pacelli. Sổ ghi chép cho biết người nh́n thấy phép lạ này trong năm người tuyên bố Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, năm 1950, khi người đi dạo trong vườn Vatican: “Mặt trời vẫn c̣n rất cao, trông giống như một quả cầu nhợt nhạt mờ đục, bị bao phủ hoàn toàn bởi một ṿng sáng rực. Và người ta có thể nh́n thẳng mặt trời, mà chẳng thấy khó chịu chút nào. Có một áng mây nhỏ rất nhẹ đối diện với mặt trời”.

 

ĐỨC HỒNG Y BERTONE PHỦ NHẬN NHỮNG NGƯỜI CHỈ TRÍCH ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII

 

(Reuters 07.11) - Ngày 06.11, vị đại diện Đức Giáo Hoàng nói rằng những lời người Do Thái buộc tội Đức Piô XII đă làm ngơ về vụ thảm sát dân Do Thai thời kỳ Đức Quốc Xă là “xúc phạm và lăng nhục” và không ai có thể nói cho Vatican rằng người sẽ được tôn vinh hiển thánh hay không. Ngài nói: “Những mô tả Đức Piô XII bàng quan trước số mệnh những nạn nhân của Đức Quốc Xă - người Ba Lan và trên hết là người Do Thái - và c̣n đi quá đà tới chỗ gọi người là “Giáo hoàng của Hitler” là đặc biệt nghiêm trọng trong mọi sự xúc phạm lăng nhục, không hề được ủng hộ từ một quan điểm lịch sử”. Vatican vừa qua đă tỏ cho thấy những dấu hiệu bực bội khi một số tín hữu Công giáo muốn xúc tiến nhanh việc phong thánh cho Đức Piô XII và một số người Do Thái muốn việc phong thánh này gác lại cho đến khi nào Toà Thánh mở các hồ hô lưu trữ (khoảng 7 năm nữa). Nhưng ĐHY Bertone không đồng ư với các đề nghị này và cho biết tiến tŕnh phong thánh là “một vấn đề tôn giáo phải được tôn trọng bởi mọi phạm vị quyền hạn độc quyền của Toà Thánh”. Vatican nói Đức Piô XII đă cứu nhiều trăm ngàn người Do Thái bằng việc ra lệnh cho các giáo xứ và tu viện trên khắp nước Ư che giấu người Do Thái và ra chỉ thị cho các nhà ngoại giao Vatican ở Châu Âu làm hộ chiếu giả cho người Do Thái.

 

ĐỨC GIÁO HOÀNG KHUYẾN KHÍCH AI CẬP VỀ ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO

 

(CWNews 07.11) - Chào mừng tân Đại sứ Ai Cập bên cạnh Toà Thánh, Bà Lamia Aly Hamada Mekhemar, ngày 06.11, Đức Thánh Cha Beneđictô XVI ca ngợi các nỗ lực thúc đẩy hoà b́nh của Ai Cập ở Trung Đông và “truyền thống hiếu khách cao quư” đối với những người tỵ nạn và nhập cư. Người nói: “Các tôn giáo có thể và phải là những nhân tố cho hoà b́nh”. “Bất kể mọi sự vẫn c̣n có thể bị hiểu một cách nghèo nàn và được dùng để kích động bạo lực và chết chóc”. Người kêu gọi sự tôn trọng và hợp tác với nhau giữa Giáo Hội và nhà nước, giữa Kitô giáo và Hồi giáo.

 

TUYÊN BỐ CHUNG KHẲNG ĐỊNH CAM KẾT BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI VÀ TỰ DO TÔN GIÁO

 

(CWNews 06.11) - Các học giả Công giáo và Hồi giáo hội thảo ở Roma đă ra một tuyên bố chung khẳng định sự cam kết bảo vệ sự sống con người, các quyền con người, gồm cả quyên tự do thực hành đức tin - một quyền mà các thiểu số tôn giáo trong nhiều quốc gia Hồi giáo thường bị phủ nhận:

+ Sự sống con người là quà tặng qúy giá nhất mà Thiên Chúa ban cho mỗi con người. V́ thế, nó phải được ǵn giữ và tôn vinh trong moi giai đoạn.

+ Phẩm giá con người bắt nguồn từ sự việc mọi con người đề được tạo dựng bởi một Thiên Chúa yêu thương và được phú cho những món quà lư trí và tự do ư chí để từ đó có thể yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.

+ T́nh yêu người lân cận đúng đắn bao hàm ḷng kính trọng con người và sự chọn lựa trong các vấn đề lương tâm và tôn giáo của người đó, nam giới hoặc nữ giới. Nó bao gồm quyền của các cá nhân và cộng đồng thực hành tôn giáo của ḿnh ở chỗ riêng tư cũng như nơi công cộng. Đồng thời cũng thông báo những trao đổi đàm phán này sẽ được tiếp tục trong ṿng 2 năm tới, sẽ do một quốc gia Hồi giáo đăng cai (chưa thông bao cụ thể nước nào).

 

LINH MỤC CÔNG GIÁO LÀM VIỆC Ở BẮC TRIỀU TIÊN V̀ PHÚC LỢI XĂ HỘI

 

(UCAN 06.11) - Lần đầu tiên trong gần 60 năm, một linh mục Công giáo ở lại Bắc Triều Tiên và trông coi những  người hoạt động phúc lợi sở tại. Trở về Hàn Quốc sau một chuyến thăm, Cha ḍng Phan Sinh Paul  Kim Kwon-soon cho biết Bắc Triều Tiên đă cho phép ngài ở lại B́nh Nhưỡng, có thể là bắt đầu từ cuối tháng 11 và phục vụ công tác phúc lợi, điều hành một trung tâm phúc lợi mới xây dựng ở B́nh Nhưỡng, gồm một bếp nấu xúp, một trạm y tế miễn phí, một bể bơi công cộng, dù “họ biết rơ tôi là một linh mục Công giáo”. Với tư cách là một khách mời, ngài phải đổi chiếu khán mỗi 2 tháng. Theo Cha Kim, trung tâm cao 3 tầng mà ngài điều hành này nằm bên trong xí nghiệp [liên doanh giữa Hàn Quốc và Bắc Triêu Tiên, sản xuất các mặt hàng may mặc] và sẽ cung cấp cho công nhân các dịch cụ như kiểm tra sức khoẻ, các bữa ăn và cắt tóc. Khả năng cung cấp những bữa ăn miễn phí cho hơn 1.500 công nhân mỗi ngày như một bước ngoặt trong viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên. Theo các nguồn tin Giáo Hội, hiện ở Bắc Triều Tiên có khoảng 3.000 tín hữu Công giáo. Trong các năm 1949-1950, tất cả các linh mục và nữ tu ở lại Bắc Triều Tiên đều bị xử tử hoặc bị thủ tiêu.

 

CHIẾN THẮNG CHO HÔN NHÂN ĐÍCH THỰC Ở CALIFORNIA

 

(LifeStyleNews 07.11) - Hiến pháp bang California sẽ được sửa đổi với việc thêm câu: “Chỉ có hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mới có hiệu lực và được công nhận ở California”. Cuộc vận động hành lang đồng tính dục đă phải nhận một trong những cú đ̣n đánh cứng rắn nhất và một đ̣n có thể cuối cùng được dùng như một sự thoái trào vĩnh viễn cho ‘hôn nhân’ đồng giới ở Hoa Kỳ, sau khi Đề xuất 8 của California (bỏ phiếu kín để định nghĩa hôn nhân chỉ duy nhất giữa một người nam và một người nữ), được dự đoán thông qua với đa số it ỏi. Đề xuất 8 đă vượt giới hạn 52% trên 48% với báo cáo từ những khu vực bỏ phiếu. Cuộc trưng cầu ư dân này kêu gọi sửa đổi Hiến pháp bang với việc ghi thêm vào câu trên đây. Cuộc bỏ phiếu đánh dấu lần thứ hai các cử tri California đă bỏ phiếu bảo vệ hôn nhân tự nhiên trong bang này (lần đầu là vào năm 2000). Chiến thắng này không chỉ có ư nghĩa cho California, mà c̣n cho toàn nước Mỹ và cho cả toàn phương Tây. Cuộc chiến tiêu tốn 70 triệu USD về Đề xuất 8 là một trong những cuộc chiến sôi nổi nhất của năm 2008, thậm chí lắm lúc c̣n muốn làm mờ nhạt cả chiến dịch tranh cử tổng thống tại bang này. Brian Brown, Giám đốc Điều hành Tổ chức Toàn quốc v́ Hôn nhân đă gửi một thư điện tử cho những người ủng hộ: “Tạ ơn Chúa! Hôn Nhân đă chiến thắng ở California”.

 

HĐGMVN - UBTTXH tổng hợp