Tin Tức Giáo Hội từ 26.10 đến 01.11.08

 

ĐỨC THÁNH CHA CÔNG KHAI CHỈ TRÍCH BẠO LỰC BÀI KITÔ GIÁO Ở IRAQ VÀ ẤN ĐỘ

(CAN 27.10) - Tiếp sau Thánh lễ bế mạc THĐGM tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đă bênh vực các Kitô hữu ở Iraq và Ấn Độ đang là “nạn nhân của sự bất bao dung và bạo lực”. Chào mừng hàng ngàn tín hữu hiện diện ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha lưu ư rằng hội nghị THĐ là một gương sáng rơ rệt về sự hiệp thông Giáo Hội, bởi v́ Lời Chúa, cũng chính là bản thân con người Chúa Kitô, là trung tâm mọi chú ư. Theo ư nghĩa của từ “giáo hội”, Đức Thánh Cha giải thích chi tiết “chúng tôi đă trải nghiệm niềm vui được tụ họp bên nhau quanh Lời Chúa’. Đức Thánh Cha cùng chung lời với lời kêu gọi của các Thượng phụ các Giáo hội Đông phương kêu gọi sự chú ư của cộng đồng quốc tế, của các nhà lănh đạo tôn giáo và của tất cả mọi người nam nữ thiện tâm đối với bi kịch mà Kitô hữu phải chịu ở Iraq và Ấn Độ: “Ở những nơi đó, các Kitô hữu là nạn nhân của sự bất khoan dung và bạo lực, bị sát hại, bị đe doạ và bị ép buộc phải rời bỏ nhà cửa và lang thang t́m nơi ẩn trốn”. Nói với các nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo, Đức Thánh Cha yêu cầu họ nỗ lực hết sức để tái lập ngay tức khắc sự sống chung của người dân, rằng “các công dân lương thiện và trung thành” phải có thể trông cậy vào sự “bảo  vệ bênh vực thích đáng” của nhà nước.

ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐI CAMEROUN VÀ ANGOLA VÀO THÁNG 3-2009

(Zenit 27.10) - Đích thân Đức Thánh Cha đă loan báo cuộc viếng thăm này trong bài giảng bế mạc THĐGMTG ngày 26-10 tại Đến thờ Thánh Phêrô (trong đó có Đức TGM Cornelius Fontem Esua, Giáo phận Bamenda, Cameroun  và ĐGM Joaquim Frreira Lopes, Giáo phận Viana, Angola). Cuộc viếng thăm chủ yếu nhằm chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Châu Phi sắp tới. Và đó sẽ là THĐGM thứ hai dành riêng cho Châu Phi vào tháng 10-2009 (lần đầu là năm 1994). Tại Angola, Đức Thánh Cha sẽ cử hành trọng thể kỷ niệm 500 năm nước Angola được truyền giáo”. (Đức Gioan Phaolô II đă thăm viếng Cameroun 2 lần vào tháng 8-1985 và tháng 9-1995 và một lần Angola vào tháng 6-1992. Tất cả gồm 14 cuộc hành tŕnh đến 43 quốc gia Châu Phi). Chủ đề do Đức Thánh Cha Beneđictô XVI chọn cho THĐGM Châu Phi sắp tới, sẽ là: “CÁC CON LÀ MUỐI ĐẤT… CÁC CON LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN” (Mt 5,13-14).

PHẤN KHÍCH VỀ CHUYẾN TÔNG DU SẮP TỚI CỦA ĐỨC THÁNH CHA

(CWNews 28.10) - Tại một cuộc họp báo tiếp sau thông báo gây kinh ngạc của Đức Thánh Cha rằng người sẽ đi thăm Cameroun vào năm tới, Đức TGM Eliseo Ariotti, Khâm sứ Toà Thánh tại Cameroun, nói rằng chuyến đi này “là một quà tặng cho Cameroun, v́ Giáo hội Công giáo đă chứng tỏ họ rất năng động trong đất nước này. Đó cũng sẽ là lúc Đức Thánh Cha đề nghị HĐGM Châu  Phi giữ vững đấu tranh v́ công lư, hoà b́nh và hoà giải trong châu lục này. Cha Aloysius Ituka Ndifor, Hiệu trưởng một Trường Công gíáo ở Cameroun, nói thêm: “Người dân Cameroun phải coi chuyến thăm này như một ân huệ của đấng kế vị Thánh Phêrô. Chúng tôi hân hoan mong đợi chuyến tông du đầu tiên này và không ngừng cầu nguyện với ḷng phấn khích, niềm vui lớn lao”.

ĐỨC HỒNG Y EGAN SO SÁNH NẠO PHÁ THAI VỚI CÁC TỘI ÁC CỦA HITLER VÀ STALIN

(CWNews 27.10) - Trong mục b́nh luận tờ nhật báo của Tổng Giáo phận New York ra ngày 23-10, bênh vực nhân tính của trẻ chưa sinh, ĐHY Edward Egan viết: “Đă đến lúc ngưng ngay việc giả vờ như chúng ta không biết những ǵ đất nước này của chúng ta đang cho phép - và tán thành - với việc sát hại hằng năm hơn 1.600.000 sinh linh trong ḷng mẹ chúng”. “Một ngày nào đó, ơn trời, cái tḥng lọng trên công luận ở Hoa Kỳ đă được bọn cực đoan đưa ra, với chúng, nạo phá thai là tâm điểm đời sống chính trị và đạo đức của chúng, th́ đất nước chúng ta theo như tôi xét, sẽ nh́n lại những ǵ chúng ta đang làm bây giờ đối với các sinh linh vô tội ngay trong ḷng mẹ chúng như là một tội ác chẳng kém tàn ác đáng ghê tởm hơn những ǵ do Hitler và Stalin gây ra ờ thế kỷ XX”.

CÁC GIÁM MỤC CANADA PHẢN ĐỐI BẠO LỰC CHỐNG LẠI CÁC KITÔ HỮU Ở ẤN ĐỘ

(Zenit 27.10) - Trong thư ngày 15-10 do ĐGM V.James Weisberber, TGM Giáo phận Winnipeg, Chủ tịch HĐGM Canada, gửi thủ tướng Canada, ngài Stephen Harper, các giám mục yêu cầu “gây áp lực trên chính phủ Ấn Độ để chấm dứt ngay bạo lực đối với thiểu số Kitô giáo Ấn Độ”. Các giám mục cũng yêu cầu thủ tướng canh chừng không để quỹ trợ giúp nào được dùng vào việc ủng hộ các tổ chức chịu trách nhiệm các vụ bạo lực.

CÔNG GIÁO - HỒI GIÁO MỞ RA CHƯƠNG MỚI TRONG ĐỐI THOẠI

(CNS 28.10) - Các đại diện của Vatican và Hồi giáo đă sẵn sàng để mở ra một chương mới đối thoại trong một cuộc gặp gỡ được trông đợi sẽ đề cập thẳng những nguyện tắc và viễn cảnh tinh thần chung về quyền con người. Đây sẽ là hội nghị lần đầu của Diễn đàn Công giáo - Hồi giáo, được thành h́nh sau vụ bất măn lan rộng củ Hồi giáo về bài diễn văn của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI tại Regensburg, Đức, năm 2006. Các khoá họp 2 ngày 4 và 5-11 ở Vatican sẽ ở trong pḥng kín, tiếp theo là khoá họp công khai vào ngày 6-11 với một ít đại diện từ mỗi bên. Cả hai phái đoàn gồm cả các học giả nữ giới. Đức Thánh Cha được trông đợi sẽ nói chuyện với khoảng 50 người tham dự ở một điểm nào đó trong các thảo luận của họ, một diễn văn mà người ta quan tâm thích thú mong đợi. Dù chương tŕnh nghị sự không được công bố, nhưng chủ đề các cuộc toạ đàm là “Yêu Chúa và yêu người thân cận” và các khoá họp sẽ tập chú vào 2 lĩnh vực: nền tảng thần học và linh đạo của giáo huấn Kitô giáo và Hồi giáo về t́nh yêu và đức ái, cũng như phẩm giá con người và sự kính trọng nhau.

HỘI NGHỊ KITÔ GIÁO VÀ HỒI GIÁO CHÂU ÂU BÊNH VỰC TỰ DO TÔN GIÁO

(CWNews 27.10) - 45 Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo đă đưa ra một tuyên bố chung vào ngày 23-10, trong đó họ khẳng định rằng tự do tôn giáo là một “quyền căn bản” phổ quát: “Với tư cách là Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo, chúng tôi công nhận quyền tự do lương tâm, quyền thay đổi tôn giáo của ḿnh và quyền quyết định sống không tôn giáo, quyền được bày tỏ công khai và nói lên các xác tín tôn giáo mà không bị chế giễu hoặc đe doạ phải im tiếng do thành kiến hoặc rập khuôn một cách cố t́nh hay do thiếu hiểu biết”. Họ khẳng định “việc là những công dân Châu Âu và là người có đức tin: Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo như là những Đối tác Tích cực trong các xă hội Âu Châu”. Hội nghị do Hội đồng các Giáo hội Châu Âu và HĐGM Châu Âu tài trợ.

CÁC LINH MỤC HONG KONG CHIA SẺ ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN QUA VIỆC VÀO BẾP

(UCAN 27.10) - Một số linh mục người nước ngoài và địa phương ở Hong Kong đă vào bếp, nhằm chia sẻ đời sống và đức tin của các vị với dân chúng, với việc sắm vai trong một loạt DVD có tựa đề “Cha Chef” do Trung tâm Thính thị Giáo phận Hong Kong sản xuất. DVD đầu tiên dài 50 phút, có 2 giai đoạn, đă phát hành 8.000 bản trong tất cả các giáo xứ vào ngày 26-10, chia sẻ cách chế biến các món ăn quê hương các vị. Giám đốc Trung tâm này, Dominic Yung Yeuk-yu, cho biết trung tâm đă mất một năm để hoạch định chương tŕnh và chuẩn bị cho loạt DVD này và mô tả đây là một phương thế sống động đem đức tin Công giáo vào xă hội, nhất là khi người dân Trung Quốc xem việc ăn uống như một sinh hoạt văn hoá quan trọng. Đức Cha Tong cho biết ngài vẫn thường nấu nướng cho gia đ́nh ngài khi c̣n trẻ, nhưng không c̣n nấu nữa kể từ ngày vào chủng viện, v́ thế “thay v́ trổ tài nấu nướng trong chương tŕnh này, tôi sẽ chỉ thưởng thức món ăn”. Ngài bày tỏ hy vọng loạt DVD này sẽ truyền đạt được các giá trị Kitô giáo. Tuy được phát miễn phí trong các giáo xứ, nhưng vẫn hoan nghênh các khoản tiền trao tặng.

ĐỨC HỒNG Y NGƯỜI SCOTLAND LÊN ÁN VIỆC PHÊ CHUẨN LUẬT “MAN RỢ” VỀ NGHIÊN CỨU PHÔI

(CWNews 29.30) - ĐHY Keith O’Brien, Giáo phận Edinburg, lên án việc phê duyệt luật “man rợ” về nghiên cứu phôi. Ngài đă chiến đấu mănh liệt chống lại việc thông qua Đạo luật Sinh sản và Phôi học Người, đă quát vào mặt những thành viên nghị viện Anh ủng hộ luật này. Đạo luật cho thấy “sự bàng quan dửng dưng man rợ đối với quyền của trẻ chưa sinh”, và cho biết sự thông qua luật này sẽ là “một bi kịch cho đất nước chúng ta”. Đạo luật này cho phép tạo nên những phôi lai người/động vật, mở rộng sự ủng hộ hợp pháp cho nghiên cứu sử dụng các tế bào phôi và cho phép thu thai nhân tạo cho các cặp đồng tính nữ.

UỶ BAN GIÁO HOÀNG NĂM 1986 ĐĂ XEM XÉT TRƯỚC [TỰ SẮC] SUMMORUM PONTIFICUM

(CWNews 28.10) - Chủ tịch Uỷ Ban Ecclesia Dei, ĐHY Dario Castrillon Hoyos, đă tiết lộ rằng ngay từ đầu năm 1986, một uỷ ban đặc biệt gồm các hồng y do Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II thành lập, đă khuyên nên sử dụng rộng răi hơn Thánh lễ bằng tiếng Latinh truyền thống - đi trước cả đường lối hành động của Đức Beneđictô XVI trong [tự sắc] Summorum Pontificum. ĐHY Hoyo cho biết “Uỷ ban Giáo hoàng này gợi ư rằng một Indult như  thế [tên gọi của tự sắc lúc bấy giờ] sẽ là một bước hướng về cải tổ phụng vụ, thêm một bước để cất đi những hành động tuỳ tiện gây tai tiếng, vốn bị hiểu lầm là “có tính sáng tạo” đă xảy ra, tŕnh ra những Thánh lễ bừa băi hoang dại” và những sự báng bổ phạm thánh khác nữa”.

VỊ LINH MỤC Ở ORISSA SỐNG SÓT SAU VỤ TẤN CÔNG ĐĂ QUA ĐỜI V̀ SỐT XUẤT HUYẾT

(CNS 29.10) - Cha Bernard Digal, người đă sống sót sau một vụ tấn công do các tín đồ Ấn giáo cực đoan và được điều trị tại bệnh viện một tháng qua, đă từ trần v́ sốt xuất huyết ngày 28-10. Đức TGM Cheenath nói về vị linh mục 46 tuổi này: “Chúng tôi lấy làm đau buồn về cái chết không đúng lúc của Cha Bernard. Ngài là một linh mục toàn tâm phục vụ dân chúng. Ngày 26-08, Cha đă bị các tín đồ Ấn giáo cực đoan đánh đập và bỏ cho chết ở trong rừng, trước khi được phát hiện và chuyển vào bệnh viện chính phủ địa phương. Ngày 28-08, ngài đước đưa bằng máy bay tới Bệnh viện Chúa Thánh Linh ở Mumbai. Đức TGM sẽ dàn xếp để lo an táng cho vị linh mục, xác nhận là tang lễ sẽ diễn ra ở Kandhamal.

CÁC NỮ TU GIÚP KẾT NỐI NỬA TRIỆU NGƯỜI GỌI ĐIỆN THOẠI VỚI VATICAN

(CWNews 29.10) - Trong 50 năm, các Nữ tu Môn Đệ Thầy Chí Thánh đă trả lời điện thoại tại tổng đài Vatican. Theo tờ Los Angeles Times cho biết: Nửa triệu người gọi cho tổng đài Vatican hằng năm, được nghe một “lời chào ngọt ngào không khi nào sai trật: “Xin chào, Vatican xin nghe!”. Andrea Mellini, Giám đốc Ban Viễn thông Vatican nói: “Tôi thích nghĩ đây là trung tâm điện thoại có t́nh người nhất có được. Chúng ta có thể đối xử với mọi người theo cách những người khác không làm được”.

BỘ PHIM VỚI KINH PHÍ THẤP LÀM XÔN XAO NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ HÔN NÂN CÔNG GIÁO

(CNS 29.10) - Bộ phim “Chịu Lửa” (Fireproof: không cháy) đang gây xôn xao trong các nhóm ủng hộ hôn nhân Công giáo khắp Hoa Kỳ. Được sản xuất với một kinh phí 500.000 USD, bộ phim này đă trở thành một “hit” (thành công lớn) ở Mỹ, ngay lần đầu xuất hiện trong 839 rạp chiếu bóng ngày phát hành 26-9. Ngày 23-10, phim đă được tŕnh chiếu trong 905 rạp và đạt doanh thu 21,5 triệu USD. Mục sư Michael Catt, Mục sư Trưởng ở Giáo hội Tin lành Tẩy Giả ở bang Georgia và là giám đốc sản xuất phim, nói về dự án làm phim này: “Phim ‘Chịu Lửa’ thuật lại chuyện của một lính cứu hoả và những cuộc chiến đấu của anh để cứu lấy cuộc hôn nhân của ḿnh. Chúng tôi không có ngân quỹ nhiều triệu đôla cho quảng cáo. Chúng tôi có những người dân thường truyền miệng và rỉ tai nhau. Chúng tôi hết sức biết ơn v́ sự ủng hộ và nâng đỡ của Giáo hội Công giáo dành cho chúng tôi”.

LINH MỤC VÀ NỮ TU KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MANG SÚNG

(UCAN 28.10) - Tiếp sau vụ phục kích 1 linh mục, Cha ḍng Claret Felimon Libot, vào ngày 18-10, và lời đe doạ của bọn bắt cóc làm hại con tin, ĐGM Giáo phận Isabella, Martin Jumoad nói với các linh mục và tu sĩ trong giáo phận ngài không được mua sắm vũ khí. Trả lời thư ngày 26-10 của một số nữ tu và linh mục muốn biết liệu việc họ mang vũ khí có hợp lư chăng, ĐGM đă cho biết như trên và kêu gọi các linh mục và nữ tu kiên vũng trong đức tin: “Đó là nhiệm vụ của chúng ta và chúng ta có thể thực hiện nó một cách đầy hứa hẹn với t́nh yêu thương và ḷng trung thành”. Sumisip nằm ở hướng tây nam Isabella, thủ phủ tỉnh Basilan, cách Manila 870 cây số. Thành phố Isabela là phần duy nhất của tỉnh này không thuộc Vùng Tự trị trong đảo Mindanao Hồi giáo. Khoảng 1/3 trong số 400.000 dân ở tỉnh Basialan là Công giáo.

VỊ GIÁM MỤC NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐƯỢC CHO LÀ CAO TUỔI NHẤT, TỪ TRẦN Ở TUỔI 97

(CNS 30.10) - ĐGM Giáo phận Yidu, Joseph Zhibin, được cả Đức Thánh Cha phê chuẩn và nhà nước công nhận, đă từ trần vào ngày 23-10 ở tuổi 97, ngài được coi là vị giám mục cao niên nhất vào thời điểm ngài qua đời. Cha Anthony Sun Wenjun, phụ trách công việc giáo phận, cho biết sức khoẻ ĐGM Sun rất tốt và không có bệnh ǵ nặng, tâm trí sáng suốt và có thể tự chăm sóc bản thân dù tuổi đă cao. Thánh lễ an táng và lễ tưởng niệm để các nhà lănh đạo dân sự và tôn giáo tôn vinh ngài diễn ra ngày 29-10 ở Nhà thờ Chính toà Qingzhou, trước đây là Yidu, thuộc tỉnh Sơn Đông. Thi hài của ngài sẽ được hoả thiêu sau lễ và tro được giữ tại nhà thờ.

GIỚI THIỆU BẢN TÓM TẮT HỌC THUYẾT XĂ HỘI Ở HÀN QUỐC

(Zenit 29.10) - ĐHY Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lư và Hoà b́nh, Renato Raffaele Martino, viếng thăm Hàn Quốc từ ngày 30-10 đến 2-11 để giới thiệu Bản Tóm lược Học thuyết Xă hội của Giáo Hội. Một thông tư xác nhận rằng cuộc viếng thăm này muốn nên là “một đóng góp vào việc phổ biến rộng những hiểu biết về giáo huấn xă hội Kitô giáo nhằm đem tới một giải pháp cho những vấn nạn quan trọng của thế giới Châu Á”. Trong thời gian ở Séoul, ĐHY Martino cũng gặp Thủ tướng Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao “để thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm chung”. Sau đó, ngài sẽ sang Thái Lan, nơi mà từ 6 đến 8-11, ngài sẽ chủ toạ Hội nghị Liên HĐGM Châu Á về Mục vụ Dân di và Tị nạn, tổ chức tại Bangkok.

HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO: ĐỨC HỒNG Y ANDRÉ VINGT-TROIS HÀNH HƯƠNG Ở NGA

(KIPA 30.10) - Đáp lại lời mời của Thượng phụ Moscow và toàn Nga, Alexis II, ĐHY Tổng Giáo phận Paris André Vingt-Trois cùng với nhiều giám mục tháp tùng thực hiện chuyến đi kéo dài 5 ngày đến Nga từ 30-10. ĐGM Jean-Yves Riocreux, trong đoàn tháp tùng, viết trên trang điện tử Giáo phận Pontoise: “Các liên hệ giữa tín hữu Chính Thống Nga và tín hữu Công giáo sẽ được củng cố với việc khám phá đức tin chung của chúng ta vào Chúa Kitô và sự phong phú của truyền thống Kitô giáo của mỗi bên”. Ngoài ra, c̣n có ĐGM Phụ tá Tổng Giáo phận Paris Eric de Moulins-Beaufort và Cha Richard Escudier, Tổng Đại diện, Phụ trách Phong trào Đại kết. Tháng 10-2007, nhận lời mời của ĐHY André Vignt-Trois, Thượng phụ Alexis II đă đến cầu nguyện trước Ṿng Gai của Chúa Kitô, được lưu giữ ở Nhà thờ Đức Bà Paris.

CANADA CẦN ĐẾN “VĂN HOÁ SỰ SỐNG” ĐỂ HỒI SINH XĂ HỘI

(VIS 30.10) - Tiếp nhận uỷ nhiệm thư của Bà tân Đại sứ Canada bên cạnh Toà Thánh, Anne Leahy, ngày 30-10, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Đức Gioan Phaolô II nói ở Toronto năm 2002: “Người dân Canada thừa hưởng một chủ nghĩa nhân bản vô cùng phong phú, nhờ sự kết nối nhiều yếu tố văn hoá đa dạng. Nhưng cốt lơi của di sản các Bạn, chính là quan niệm thiêng liêng và siêu việt về sự sống, dựa trên mạc khải Kitô giáo vốn đă đem đến một sinh khí cho sự phát triển của các Bạn như một xă hội tư do, dân chủ và đoàn kết, được toàn thế giới công nhận như một bài ca về các quyền và phẩm giá con người”. Người nói: “Nhờ những cơ sở mà nó đă tạo dựng và nhờ vào nền văn hoá mà nó xúc tiến, Đạo Công gíao tượng trưng cho mái ṿm của toà nhà xă hội Canada. Nhưng ngày nay những thay đổi sâu xa đă và đang diễn ra, nh́n thấy rơ trong nhiều lĩnh vực, lắm khi gây lo lắng đến nỗi ta phải tự hỏi phải chăng đó là sự thoái trào của sự sống và của gia đ́nh đặt nền tảng trên hôn nhân tự nhiên”. Và người cho biết người ủng hộ các sáng kiến của các Giám mục Canada về đời sống gia đ́nh.

KHÔNG CÓ VIỆC TIẾP CẬN THƯ KHỐ VỀ ĐỨC PIÔ XII TRƯỚC 7 HOẶC 8 NĂM NỮA

(APIC 31.10) - Các nhà nghiên cứu c̣n phải chờ đợi. Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Toà Thánh, đă tuyên bố ngày 30-10 rằng các hồ sơ lưu trữ bí mật của Vatican về triều đại Đức Giáo hoàng Piô XII chưa thể mở ra cho các nhà nghiên cứu trước 7 hoặc 8 năm nữa, v́ lư do c̣n cần công việc xếp đặt phân loại hồ sơ. Trong khi những đại diện Do Thái được Đức Thánh Cha tiếp kiến ngày 30-10 lần nữa đề nghị mở các hồ sơ lưu trữ liên quan đến Đức Piô XII, th́ Giám đốc Văn pḥng Báo chí Toà Thánh đă cho biết như trên, ngoài ra các hồ sơ lưu c̣n gồm cả những đại diện của Đức Giáo hoàng (Toà Khâm Sứ), của Quốc Vụ Khanh cũng như của toàn thể các Thánh Bộ và các văn pḥng Vatican khác. Tất cả có ít nhất 16 triệu tờ giấy, trong đó có 15.430 hồ sơ và 2.500 tập sách mỏng.

VỚI CÁC ỨNG SINH CHỨC LINH MỤC

(VIS 30.10) - Sáng 30-10, gần Văn pḥng Báo chí Toà Thánh, văn kiện Thánh Bộ đặc trách Giáo dục Công giáo tựa đề “Các Định hướng cho việc sử dụng tâm lư học trong việc tiếp nhận và đào tạo các ứng sinh chức linh mục”, được tŕnh bày, giới thiệu. Những người tŕnh bày gồm ĐHY Zenon Grocholewski, Chủ tịch, và ĐGM Thư kư Jean-Louis Brogùes, OP, và Cha Carlo Bresciani, Cố vấn. Đức Hồng y Chủ tịch cho biết tài liệu tŕnh bày bối cảnh văn hoá xă hội ảnh hưởng ít nhiều năo trạng các ứng sinh, lắm khi giữ lại những vết thương và những khó khăn, đè nặng một cách tiêu cực lên khả năng tiếp tục việc đào tạo tiến tới chức linh mục… Các khó khăn này chung chung lộ ra khi vào chủng viện, song thỉnh thoảng cũng biểu lộ ngay trước khi thụ phong linh mục. Tài liệu này nhấn mạnh vai tṛ căn bản của các nhà đào tạo, mà trong công việc đào tạo, không thể tách rời phần thiêng liêng và vai tṛ của cha linh hướng, không thể thay thế bằng một h́nh thức hỗ trợ tâm lư học bất luận nào khác. Tự nó đời sống tinh thần giúp cho các nhân đức nhân bản phát triển nếu không bị những phong toả tâm lư. Cha Bresciani th́ nhấn mạnh rằng tài liệu này “c̣n lâu mới muốn trao phó cho các nhà tâm lư việc đào tạo linh mục, nhưng tập trung vào bản chất thiêng liêng của việc đào tạo. Vấn đề là chỉ dùng các khoa học nhân văn và nhất là tâm lư học như là hậu thuẫn cho việc chuẩn bị tới chức linh mục, để có được những linh mục quân bằng nhân cách”.

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TỔNG THỐNG LIBĂNG

(ZENIT 31.10) - Văn pḥng Báo chí Toà Thánh đă phổ biến thông tư sau đây: “Sáng nay, Đức Thánh Cha đă tiềp tổng thống Libăng, ngài Michel Sleiman, và sau đó tổng thống đă hội kiến với ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone. Cùng lúc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Libăng cũng gặp gỡ với Thư kư về quan hệ với các quốc gia. Những trao đổi này đă giúp tái khẳng định sự chú ư của Toà Thánh đối với Libăng và sự dấn thân của Toà Thánh ủng hộ căn tính đặc thù của quốc gia này. V́ thế, các nỗ lực của những nhà lănh đạo Libăng nhằm tái lập đời sống có tổ chức trong một bầu khí đối thoại chính trị, cho phép mọi thành phần cấu tạo trong xă hội được tham gia vào các vấn đề của đất nước, rất được hoan nghênh. Các cuộc trao đổi cũng cho phép một cái nh́n tổng quát về hiện t́nh của vùng này. Các đảng phái đă nói lên hy vọng của họ về một giải pháp công bằng và mau chóng về vấn đề Palestine, không quên những khó khăn mà các cộng đoàn Kitô giáo đă trải qua ở Vùng Cận và Trung Đông”.

LINH MỤC NỮ GIỚI “TRUYỀN CHỨC” LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ CHO 4 NGƯỜI

(CWNews 31.10) - Một phụ nữ cho biết họ sẽ “được truyên chức” linh mục (1) và phó tế (3) trong một nghi lễ các linh mục nữ giới ở Giáo hội Chúa Kitô Thống nhất vùng Chiacago, bất chấp giáo huấn rơ ràng của Giáo Hội rằng những vụ “truyên chức” này không có giá trị, và những ai tham dự vào nghi thức này sẽ mắc tội phạm sự thánh, bị vạ tuyệt thông tiền kết [latae sententiae]. Barbara Zeman, người sẽ “được truyền chức linh mục” đă có bằng cử nhân thần học từ Đại học Loyola ở Chicago và đă phục vụ thừa tác viên đọc sách ngoại lệ. Tờ Chicago Tribune đưa tin Margaret Ramirez bắt đầu những việc nhằm lôi kéo những mối đồng cảm: “Ở ŕa cửa sổ căn hộ của bà, nơi bà cầu nguyện, Barbara Zeman cầm một cây thập giá, một chồng Sách Thánh và một con cừu nhỏ lông đen. Bà nói con cừu là biểu tượng của việc loại trừ phụ nữ ra khỏi chức linh mục trong Giáo hội Công giáo La Mă, nhưng Zeman và những người khác đang đấu tranh để thay đổi quy chế cừu đen bằng việc tự phong chức linh mục cho ḿnh”.

KHÁM PHÁ BẢN VĂN TIẾNG DO THÁI CỔ NHẤT

(CWNews 31.10) - Yosef Carfink thuc Đại hc Do Thái Giêrusalem đă khám phá ra mt mnh gm v vi mt câu khc ghi bng tiếng Do Thái c, có vẻ như có niên đại t thi Vua David. Bn văn này được cho là c hơn khong 1.000 năm so vi các quyn Bin Chết.

HĐGMVN - UBTTXH tổng hợp