Diễn văn của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN

tại Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc

 

Rôma, 24-06-2009

Sự dấn thân truyền giáo của Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam

trong đức Tin, đức Mến và đức Cậy

 

Trọng kính Đức Hồng y,

Quư Đức Cha và Quư Đức Ông,

 

Xin cho phép con chia sẻ vắn tắt với Quư ngài niềm vui sống đức tin, những dấn thân mục vụ và những lo âu của chúng con trong công cuộc Phúc Âm hóa mà Giáo Hội đang thực hiện tại Việt Nam, trước khi chúng con lắng nghe những lời khuyên luôn luôn quư báu và cần thiết của Quư ngài nhằm củng cố các xác tín và các định hướng của chúng con trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội hôm nay.

Chuyển biến lịch sử gần nhất của Giáo Hội tại Việt Nam có thể sơ lược như sau:

Chiến tranh Đông Dương kết thúc bằng việc chia cắt Việt Nam thành hai miền vào năm 1954. Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam được thiết lập năm 1960. Năm 1975 chứng kiến sự thống nhất hai miền Đất Nước về mặt chính trị. Măi đến năm 1980 Hội Đồng Giám Mục của cả nước Việt Nam mới được khai sinh. Với sự kiện lịch sử này, Giáo Hội tại Việt Nam đứng trước một khúc ngoặt mới, đặt ra cho Giáo Hội một đ̣i hỏi là, hơn bao giờ hết, phải lớn lên trong đức Tin, phải xây dựng chính ḿnh trong đức Mến, và phải dấn thân cách quyết liệt hơn nữa vào công cuộc Phúc Âm hóa thế giới dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Đấng khơi dậy ḷng Cậy Trông. Hiện nay chúng con đang triển khai mọi nỗ lực trong không gian được định h́nh bởi ba chiều kích hướng thần ấy.

Mối bận tâm số một là sự trưởng thành trong đức Tin. Điều này được thể hiện trước nhất trong việc giáo dục và huấn luyện: huấn luyện giáo lư viên, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, và thường huấn dành cho linh mục. Một số trung tâm mục vụ đă được xây dựng trong những năm gần đây nhằm cổ vơ việc đào sâu đời sống Kitô hữu của nhiều nhóm khác nhau và thăng tiến việc tông đồ giáo dân. Chất lượng giảng dạy trong các Đại Chủng viện được cải thiện nhờ có điều kiện gửi linh mục đi học các ngành chuyên môn tại Rôma và nhiều trung tâm văn hóa khác trên thế giới. Chúng con cũng có hơn 50.000 giáo lư viên thiện nguyện đang phục vụ tại mọi nẻo đường của Đất Nước, từ các vùng thành thị cũng như nông thôn, đến tận những miền sơn cước của các nhóm dân tộc thiểu số.

Tiếp đến, việc xây dựng sự hiệp nhất và hiệp thông bên trong Giáo Hội cũng mang một tầm quan trọng hàng đầu, không những đối với sự tồn tại vững bền của Giáo Hội, mà cả với sứ mạng của chúng con phải loan truyền Phúc Âm. Một mặt, chính chúng con, các thành viên của Hội đồng Giám mục, chúng con cố gắng làm việc với nhau ngày càng chặt chẽ hơn trong tinh thần liên đới, phục vụ và trách nhiệm. Hiện đang h́nh thành một sự hợp tác trong các lănh vực giáo dục, từ thiện và truyền giáo giữa các giáo phận với những đường nét ngày càng cụ thể hơn và mang nhiều hứa hẹn. Mặt khác, năm nay chúng con nhấn mạnh việc giáo dục nhân bản và tôn giáo trong gia đ́nh ; bởi lẽ, ngay trong một xă hội vốn rất gắn bó với truyền thống như tại Việt Nam, nơi mà gia đ́nh c̣n giữ được một giá trị hầu như thánh thiêng, th́ cái tế bào sống động này của xă hội đang bắt đầu lung lay do những đổi thay nhanh chóng, không những trong năo trạng và cách ứng xử của cá nhân, mà cả trong chính cơ cấu của gia đ́nh nữa. Chúng con thâm tín rằng: không có hiệp nhất và hiệp thông trong gia đ́nh, th́ không thể có truyền thông đích thực và đoàn kết chân thật trong xă hội.

Sau hết, chính đ̣i hỏi của đức Tin cũng như hoàn cảnh thực tế của xă hội, hơn bao giờ hết, chất vấn và mời gọi chúng con dấn thân quyết liệt vào sứ vụ truyền giáo, là sứ vụ bao hàm cả việc phát triển toàn diện mỗi con người và mỗi dân tộc. Thật vậy, các chuyển biến mới đây của Đất Nước chúng con và sự suy thoái hiện nay của nền kinh tế toàn cầu đang làm xuất hiện những h́nh thức mới của nghèo đói, của di dân, nghĩa là những vấn đề xă hội làm bận ḷng nhiều người. Những hiện tượng ấy đụng chạm tới chính sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới, một Giáo Hội tự cảm thấy được kêu gọi đi phục vụ ưu tiên những người nghèo khó và nhỏ bé. Đối diện với những hiện tượng như vậy, tâm linh chúng con tự thấy nhạy cảm, và tự thấy ḿnh được động viên dấn thân vào những hành động cụ thể. Thế nhưng chính về điểm này, chúng con đang phải chạm trán với một khó khăn lớn lao: đó là, ai cũng thấy rằng quyền có mặt một cách hữu hiệu trong xă hội và quyền phục vụ mọi tầng lớp dân chúng trong mọi lănh vực đời sống chưa được thừa nhận cho chúng con, hoặc chỉ mới được thừa nhận một cách rất hạn chế. V́ nhiều lư do phức tạp và tế nhị, các nỗ lực của chúng con trong lănh vực này thường chỉ diễn ra một cách thầm lặng. Tuy nhiên, dầu khó khăn đến mấy, kể cả trong t́nh trạng bị hiểu lầm và bị gây căng thẳng, chúng con vẫn tiếp tục làm việc cách kiên nhẫn, để mưu cầu thiện ích cho dân chúng, đồng thời tiếp tục duy tŕ cuộc đối thoại thẳng thắn và chân thành với chính quyền dân sự nhằm đạt được một sự tham dự tích cực hơn và hữu hiệu hơn nữa vào đời sống xă hội. Chúng con xác tín điều này, v́ đây là ơn gọi của Giáo Hội trong việc phục vụ con người và chúng con thấy những dấu hiệu tích cực đang mở ra cho Giáo Hội trong lănh vực này.

Ngoài ra, chúng con xác tín rằng Thiên Chúa hay dùng những thử thách và cảnh khốn quẫn để dạy chúng con biết thanh luyện, điều chỉnh và thậm chí bỏ đi cái nh́n riêng của ḿnh, để nh́n thế giới này, cuộc sống này với những con người cụ thể và độc nhất vô nhị này bằng con mắt của chính Đấng đă yêu thương thế gian quá đỗi… (x. Ga 3,16).

Nhân danh tất cả các Giám mục hiện diện nơi đây, con xin cảm ơn Quư ngài trước về những hướng dẫn mục vụ của Quư ngài, về sự giúp đỡ quư báu cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần mà Quư ngài vui ḷng dành cho chúng con và các Giáo phận của chúng con.

+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn,

Giám mục Đà Lạt

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt nam