TAM NHẬT TĨNH TÂM 2013 tại HAMBURG

với đề tài "Gia Đ́nh Sống Đức Tin"

 

 

HamburgTháng 10.2013 - Từ nhiều năm nay TAM NHẬT TĨNH TÂM (TNTT) được tổ chức vào đầu tháng 10 cho Cộng Đoàn Công Giáo Hamburg và vùng Bắc Đức đă trở thành một truyền thống quan trọng trong lịch tŕnh những ngày lễ của Cộng Đoàn.

 

Khai mạc TNTT vào chiều thứ sáu ngày 04.10.2013 mừng kính Thánh Phanxicô thành Assisi, Cộng Đoàn hân hoan chào mừng cha Phaolô Phan Đ́nh Dũng đến từ Recklinghausen để bắt đầu cuộc tĩnh tâm với đề tài "Gia Đ́nh Sống Đức Tin" và cũng là dịp kết thúc Năm Đức Tin của Hội Thánh Công Giáo.

 

Ngay từ bài giảng đầu tiên, theo tinh thần của bài Phúc Âm cha đă khéo léo đưa dẫn mọi người vào đề tài chính  qua cuộc đời của Thánh Phanxicô. Trong mỗi Thánh Lễ, chiều thứ sáu và sáng thứ bảy, cha cũng không quên dành một vài câu ngắn gọn bằng tiếng Đức để tóm tắt và giải thích về Phúc Âm cho các cháu Thiếu Niên và Thiếu Nhi để giúp các cháu sốt sắng hơn trong khi tham dự Bàn Tiệc Thánh.

 

Sau ít phút giải lao, mọi người được mời gọi thinh lặng để bắt đầu cuộc Tĩnh Tâm. Trước khi vào đề tài chính, cha cẩn thận giải nghĩa và phân tích tĩnh tâm & tỉnh tâm bằng cách dùng cả tiếng Việt và tiếng Đức để giúp mọi người hiểu rơ hơn về những từ ngữ này. Tóm tắt: Tĩnh tâm bao gồm sự tỉnh thức và thịnh lặng, mở rộng tâm hồn để đón nhận những ǵ Chúa muốn nói với ḿnh; tập và cố gắng thực hiện những đ́ều học được hay cảm nhận được trong sự quyết tâm liên lỉ. Có như thế Tĩnh Tâm mới đem lại lợi ích thiêng liêng cho con người.

 

Đề tài chính được chia làm 3 phần: Gia đ́nh - Sống - Đức Tin.

 

Trong tiếng nhạc réo rắt từ đĩa CD, với những lời nguyện cầu cha Dũng tha thiết xin mọi người lắng đọng tâm tư, trở về với hiện tại. Dù hiện tại đôi khi chỉ là bể khổ đau, thất vọng, chất chứa những buồn nản, chua cay, nuối tiếc... Nhưng, phải trở về với hiện tại để cảm nhận những ǵ đang xảy ra, những ǵ ḿnh đang sống, đang có và nơi chốn ḿnh đang hiện diện để rồi tự hỏi:

 

                        * Tôi từ đâu tới?

  - TÔI LÀ AI ?             * Tôi sống để làm ǵ?

                        * Chết tôi đi về đâu?

 

Trong câu hỏi: Tôi là ai? đưa đến suy tư về gia đ́nh. Gia đ́nh là một tập hợp giữa những người cùng chung sống, một cộng đoàn nhỏ được tạo lập và kết hiệp với nhau trong t́nh yêu.

 

Trong sách Sáng Thế Kư, Chúa dựng nên Adam: con người (ư nghĩa của từ ngữ Hy Lạp), Eva: sự sống dậy, sự linh động (cũng theo từ ngữ Hy Lạp). Chúa chúc phúc cho họ và trao ban cho con người nhiệm vụ hiệp thông với Chúa trong công việc tiếp tục tạo lập vũ trụ trong kế hoạch của Thiên Chúa. Gia đ́nh là môi trường truyền sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Gia đ́nh là môi trường giáo dục tinh thần rất cần thiết trong sự phát triển con người. Về lănh vực tôn giáo th́ gia đ́nh là môi trường giáo dục về đức tin rất quan trọng .

 

Qua cách hướng dẫn mới mẻ bằng 3 h́nh tṛn đan vào nhau, giúp chúng ta  thấu hiểu về sự h́nh thành tâm lư mỗi người do 3 yếu tố: Gia Đ́nh - Xă Hội - Tôn Giáo.

 

GIA Đ̀NH: Mỗi người đều chịu ảnh hưởng của những phong tục, tập quán, cách sống sự suy nghĩ, giáo dục của cha mẹ (gia đ́nh, gia tộc); t́nh trạng kinh tế: giàu có hay nghèo nàn; trí thức hay đơn sơ, hiền lành; thật thà hay khôn khéo, giả dối; đạo đức hay chểnh mảng; khôn ngoan, chăm chỉ hay lười biếng, gian trá. v.v…

 

XĂ HỘI: Gia đ́nh lại chịu ảnh hưởng của môi trường sống trong xă hội, xă hội tự do, an ninh hay bị đàn áp, loạn lạc, bất ổn; văn minh, tiến bộ hay nghèo nàn, chậm tiến, cổ hủ… Và gia đ́nh c̣n chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán địa phương, thành phố, làng mạc, v.v… Những điều kiện trên, khi sinh ra, mỗi người đều phải chấp nhận, không có sự chọn lựa, xem ra như đó là một sự áp đặt, miễn cưỡng.

 

TÔN GIÁO: Một yếu tố nữa rất quan trọng trong sự h́nh thành của mỗi người là yếu tố tôn giáo, khi cha mẹ ư thức được sự quan trọng trong việc giáo dục con cái, v́ con cái đă được hấp thụ đức tin từ khi được tượng thai trong ḷng mẹ, thí dụ cha mẹ hiến dâng con ḿnh cho Chúa, cho Đức Mẹ… Khi được sinh ra và lớn lên th́ chính gia đ́nh là ngôi trường đầu tiên dạy cho con ư thức ḿnh là con Thiên Chúa và ḿnh được tạo dựng nên có hồn, xác, trí khôn. Gia đ́nh là môi trường tinh thần rất cần thiết ươm trồng và nuôi dưỡng Đức Tin cho con cháu: “Đức tin của con đă cứu chữa con„ (Mc 5:34). Chúa Giêsu thường nói câu này khi Ngài cứu chữa những người đến cầu xin Ngài. V́ thế trong cuộc sống nếu có bị vấp ngă v́ sự khổ đau, thất vọng chất chồng th́ nền đất chính là nền tảng của gia đ́nh và lệ thuộc vào luật lệ của Chúa, của xă hội, sẽ đỡ nâng và vực chúng ta đứng dậy để tiếp tục cuộc hành tŕnh của kiếp làm người.

 

T̀NH YÊU: T́nh yêu là yếu tố tối cần thiết để lập nên một gia đ́nh. Thế nhưng mỗi người cần phải ư thức và hiểu rơ về t́nh yêu. Điều này cần phải có sự thành thật tuyệt đối với nhau v́ t́nh yêu cũng có nhiều loại, như ĐGH Bênêđictô VI đă phân tích trong Thông Điệp "Thiên Chúa là T́nh Yêu" (Deus caritas est - 2005), Ngài nói có 3 loại t́nh yêu:  Eros: T́nh yêu có tính cách nhục dục và xác thịt - Philia: T́nh yêu kết thân có tính cách t́nh bạn - Agape: T́nh yêu bác ái có tính cách dâng hiến và hy sinh. T́nh yêu trong cuộc sống phối ngẫu bao gồm 3 đặc tính như trên. Nếu người ta không ư thức, không thành thật với người khác và với chính ḿnh mà chỉ lợi dụng danh từ t́nh yêu để chiếm đoạt hay đ̣i hỏi người phối ngẫu phải đáp ứng những ư muốn của ḿnh th́ gia đ́nh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, xung đột và rất thường đi đến chỗ tan vỡ.  

 

SỐNG: Có khi nào chúng ta tự hỏi: Sống là ǵ? Một câu hỏi xem ra rất đơn giản nhưng không thể có được câu trả lời rơ ràng, dứt khoát, v́ sống có rất nhiều khía cạnh không thể nói hết được. V́ thế chúng ta phải luôn luôn cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho ḿnh sự tỉnh thức để sống cho t́nh yêu, v́ t́nh yêu và chết cho t́nh yêu (t́nh yêu của Chúa Kitô). Tỉnh thức để đừng bị rơi vào sự quên lăng những điều cần thiết, thí dụ như hơi thở. Hơi thở tối cần thiết cho sự sống nhưng thử hỏi có mấy ai thường nghĩ đến và cám ơn Đấng đă tạo dựng nên những yếu tố quan trọng này (không khí, khí quản, v..v...)

 

Cũng quan trọng như vậy là sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người, giữa những người trong gia đ́nh, trong cộng đoàn, hay xă hội. Thiếu sự tôn trọng lẫn nhau, gia đ́nh sẽ gặp rất nhiều khó khăn hay nói đúng hơn, sự tôn trọng lẫn nhau là yếu tố rất quan trọng trong sự tồn tại của gia đ́nh, cộng đoàn hay xă hội.

 

Đời sống của con người luôn luôn là cuộc hành tŕnh như một chiếc thuyền trên gịng sông, trên biển cả, phải có ư chí (ư của Thiên Chúa) và một đích điểm để tới (Thiên Chúa). Trong cuộc hành tŕnh của cuộc sống phát sinh ra sự  tranh chấp, kiêu căng, ghen tị, v.v…, đó là bẩy mối tội đầu. Tội kéo chúng ta xa Thiên Chúa, ra khỏi t́nh yêu của Ngài. V́ thế chúng ta phải luôn luôn ư thức để tránh những tư tưởng, hành động xấu làm chúng ta xa rời t́nh yêu của Chúa.

 

Trong cuộc sống con người cũng luôn luôn phải chiến đấu, chiến đấu với chính ḿnh (những thói hư, tật xấu), chiến đấu với thế gian (những trào lưu xă hội), với ma quỷ (cám dỗ) và v́ thế cuộc  sống luôn căng thẳng. Cha cũng nhắc nhở và giúp mọi người cầu nguyện với Thánh Gia Nagiarét cho gia đ́nh của ḿnh được noi gương cách sống, thể hiện đức tin và t́nh yêu mến lẫn nhau qua Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse bằng cuộc sống với Chúa, v́ Chúa và cho Chúa và như vậy cuộc sống của gia đ́nh nói chung và mỗi người, nói riêng sẽ có được sự cân bằng trong sự tương quan với tha nhân và với Thiên Chúa. Xin Mẹ Maria trong tháng Mân Côi giúp chúng ta sống theo những điều Mẹ đă dạy là Cải Thiện Đời Sống, Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Trái Tim Mẹ để gia đ́nh được B́nh An, Hạnh Phúc và đầy tràn T́nh Yêu của Chúa.

 

ĐỨC TIN - Khi chết rồi tôi đi về đâu?

Trong câu chuyện tạo dựng đất trời, Chúa dựng nên con người (Adam) từ bùn đất rồi Ngài thổi hơi vào thành sinh vật (St 2:7). Hơi thở là sự sống Chúa ban; hơi thở là thần khí của Chúa. Cuộc đời luôn luôn có sự chia cách, từ giă theo từng giai đoạn trong cuộc sống. Cho đến khi thở hơi cuối cùng là ta trả lại sự sống cho Chúa, ta trở về với Chúa, về với Đấng đă tạo dựng nên ta. Khi chết là ta được cứu rỗi v́ Chúa đă phán: “Thầy ra đi để dọn chỗ cho chúng con để Thầy ở đâu th́ chúng con cũng ở đó“ (Gioan 13:2-3).

 

Đức Tin là một sự xác tín, một sự ǵ thật chắc chắn, không thay đổi hay lung lay được. Đức tin cũng như t́nh yêu là những sự kiện rất trừu tượng, không thể giải thích, cắt nghĩa, phân tích hay thấy được mà chỉ có những biểu tượng để biểu lộ, bày tỏ đức tin mà thôi. Chẳng hạn như khi tham dự Thánh Lễ để chúng ta cảm nhận Chúa yêu thương chúng ta trước khi chúng ta biết Chúa. Các Bí Tích là cách Chúa biểu lộ t́nh yêu của Ngài dành cho chúng ta, v.v… Và khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chiêm niệm và cầu nguyện trong tâm t́nh chúc tụng, cảm tạ hay cầu xin là lúc chúng ta biểu lộ đức tin của ḿnh.

 

Qua cách cắt nghĩa những từ ngữ La Tinh trong Kinh Thánh cha cho mọi người hiểu rơ về cách sống cửa người tín hữu qua 4 cách: cầu nguyện (Liturgia); việc lành thánh (Diakonia); tử đạo, dấn thân (Martyria) và cộng đoàn, cuộc sống chung với những người khác (Koinonia). Cha cũng khuyến khích và căn dặn các phụ huynh nên tập thói quen chúc lành cho con cháu mỗi buổi tối trước khi chúng đi ngủ hay khi bắt đầu một ngày mới hay một công việc ǵ, v́ lời chúc lành không chỉ đơn giản là những lời chúc nhưng là phúc lành của Chúa v́ Chúa luôn hiện diện và chúc lành cho chúng ta.

 

Kết Luận: cuộc sống của con người luôn luôn là sự kiếm t́m, t́m kiếm sự an vui, b́nh an và chúng ta sẽ chỉ t́m được sự B́nh An khi ta trở về với Chúa. Khi ta ngừng lại để sống cho t́nh yêu; Đó là T́nh Yêu Của Thiên Chúa.

 

Phần chia sẻ và giải đáp thắc mắc cũng được mọi người tham gia rất hào hứng bằng cách đóng góp ư kiến, suy nghĩ của ḿnh cho những câu hỏi, thắc mắc được nêu lên. Cuối cùng cha đúc kết và giải thích thêm để làm sáng tỏ vấn đề.

 

Những ngày tĩnh tâm năm nay có nhiều nét rất đặc biệt. Với phương pháp hướng dẫn mới mẻ, lồng trong những gịng nhạc là những lời dẫn nhập tha thiết, thâm sâu, cha đă giúp người nghe dễ dàng lắng đọng tâm hồn, cảm nhận được những tư tưởng, triết lư cao siêu một cách sốt sáng, vui tươi, nhẹ nhàng. Mọi người đều cảm thấy luyến tiếc v́ thời gian qua quá nhanh.

 

Sau cùng cha cũng mời gọi mọi người cố gắng tham dự giờ chầu Thánh Thể vào buổi tối thứ bảy để cảm nhận sự găp gỡ Chúa Giêsu trong Bí Tích T́nh Yêu này. Sau khi cử hành những nghi thức của giờ chầu, cha mời gọi mọi người mở rộng  tâm hồn qua những lời dẫn nhập rất cảm động ḥa theo những ḍng nhạc với những cung điệu khác nhau để cảm nhận sự hiện diện của Chúa. Cha kêu gọi mọi người lắng đọng tâm hồn lần lượt lên đứng trước cung thánh và cha đặt mặt nhật trên đầu mỗi người để cảm nhận t́nh Chúa yêu thương. Thật cảm động khi được cảm nhận sự gần gũi với Thiên Chúa, bất giác trong thâm tâm tôi phát ra lời cầu nguyện của người con hoang đàng: “Lạy cha, con đă lỗi phạm với Trời và với Cha, con không xứng đáng được gọi là con Cha nữa. Xin Cha đối xử với con như người tôi tớ“ (Lc 15:18-19). Lúc đó tôi nghe có tiếng th́ thầm: “Hỡi con, con là đứa con yêu dấu của Cha, Cha đă dựng nên con theo h́nh ảnh Cha và mỗi một người trong các con là người duy nhất Cha đă dựng nên. Cha yêu quư con vô cùng. Con hăy suy: v́ con, Cha đă bỏ tất cả mọi sự: sự vinh quang Thiên Đàng, bản tính cao trọng toàn năng, toàn hữu của Thiên Chúa để mặc lấy xác phàm, sống như con và rồi chết đau thương nhục nhă nhất cũng chỉ v́ con. Con ơi! hăy suy nghĩ và ghi khắc trong tim con t́nh yêu vô tận Cha dành cho con: Bây giờ, Cha vẫn chờ đợi các con từng giây, từng phút trong Phép Thánh Thể. Hăy để Cha yêu con, hăy chấp nhận t́nh yêu của Cha, hăy để trái tim con ḥa nhịp với trái tim Cha và con sẽ t́m được sự B́nh An trong tâm hồn. Hăy nhớ lại những biến cố đă xảy ra trong cuộc đời con, lúc nào Cha cũng luôn hiện diện để nâng đỡ, ủi an con trong những cách thế xem ra rất tự nhiên, thí dụ qua sự giúp đỡ, ủi an của những người Cha gởi đến với con“. Nếu có một người yêu tôi mà t́m mọi cách, hy sinh mọi sự để ở gần tôi mà tôi lại lănh đạm với họ th́ thật là sự tệ bạc vô cùng. Mà đây một v́ Thiên Chúa toàn năng, cao trọng vô cùng, trí khôn con người không thể suy thấu được lại làm hết mọi sự để chứng tỏ t́nh yêu Ngài dành cho tôi th́ thật là một niềm hạnh phúc không thể nào diễn tả được. Một cảm giác êm đềm, thiết tha bao phủ tâm hồn tôi, cho đến bây giờ khi viết những ḍng chữ này tôi vẫn c̣n được hưởng được sự êm dịu ấy.

 

Tôi cũng được nghe nhiều người chia sẻ những cảm nhận sâu xa về t́nh yêu cao vời của Chúa Giêsu. Có những bác lớn tuổi đă kể là chưa bao giờ được tham dự một buổi chầu Thánh Thể cảm động và linh thánh như vậy. Số người tham dự rất đông hơn 100 người, mặc dầu đă khá trễ v́ lư do phải chờ Thánh Lễ chiều thứ bảy của giáo xứ Đức kết thúc. Dù trời đă khuya, ai nấy ra về trong sự phấn khởi, hân hoan v́ những Hồng Ân đă lănh nhận.

 

Xin cám ơn cha Dũng đă dành rất nhiều thời giờ và cố gắng để soạn, giải thích và hướng dẫn Cộng Đoàn một cuộc tĩnh tâm thật xúc tích, đem lại rất nhiều lợi ích cho tâm hồn. Mặc dù cha rất bận rộn v́ công việc mục vụ cho 3 giáo xứ Đức với 7 ngàn giáo dân. Ngoài ra cha c̣n sinh hoạt với giới trẻ, hướng dẫn tâm linh cho họ và những giáo dân VN trong những vùng gần chỗ cha cư ngụ, và cha sẽ c̣n  đón nhận thêm 3 giáo xứ nữa với số giáo dân tổng cộng lên tới 15 ngàn người trong năm 2015 như cha đă chia sẻ. Dù vậy chúng con  rất ước mong lần Tĩnh Tâm năm 2014 sẽ được gặp, sống với cha để được hướng dẫn đến với Chúa qua những phương pháp tĩnh tâm mới mẻ, linh động này. Xin Thiên Chúa nhân từ tuôn đổ muôn Ơn Thánh trên cha để cha luôn hăng hái trên con đường rao truyền chân lư Phúc Âm cho mọi người.

 

Chúng ta cũng không quên cám ơn Cha T.U đă luôn luôn cố gắng mời các LM đến hướng dẫn tĩnh tâm cho cộng đoàn từ nhiều năm nay. Mỗi vị đều có những phương pháp khác nhau, và v́ t́nh yêu thương đă đem hết khả năng, thiện chí để giúp cộng đoàn Dân Chúa để đời sống thiêng liêng mỗi ngày một tốt đẹp hơn, giúp mọi người đạt được mục đích quan trọng là kết hợp với nhau trong t́nh yêu của Thiên Chúa. V́ tất cả chúng ta là con cái trong gia đ́nh của Chúa là Giáo Hội, để mai này được hiệp nhất với nhau trên Thiên Đàng. Đó là mục đích duy nhất, quan trọng cho cuộc đời của mỗi người.

 

V́ cha Dũng phải trở về sáng sớm Chúa Nhật để kịp tham dự Tuần Cấm Pḥng dành cho các Linh Mục trong giáo phận nên cha T.U đă dùng thời gian này để chia sẻ và tŕnh bày đề tài: “Sống đức tin qua những h́nh ảnh ở quê nhà“ với sự tham dự của cha Cựu T.U Nguyễn Trung Điểm, các Soeur ḍng Mến Thánh Giá và các chị trong phái đoàn. Qua h́nh ảnh cụ thể cha đem lại rất nhiều điều mới mẻ, những suy tư về cuộc sống Đạo, sống Đức Tin của những người kém may mắn hơn chúng ta nơi quê nhà. Gương yêu thương, phục vụ những người bệnh phong tại Bắc Ninh của Soeur Xuân đă dành suốt cuộc đời để săn sóc, yêu thương, xoa dịu những đau khổ chất chồng của những người bị xă hội xa lánh, bỏ rơi. Từ khi c̣n là một cô gái rất trẻ, bây giờ đă trở thành một người gần lục tuần, Soeur đă vượt qua bao khó khăn, thử thách để sống với lư tưởng là phục vụ, yêu mến Chúa qua h́nh ảnh của những người bất hạnh nhất với căn bệnh nguy hiểm. Soeur đă kín múc được sức mạnh suốt bao nhiêu năm dài đằng dẵng qua việc chầu Thánh Thể lén lút mà Soeur được phép cất dấu Thánh Thể trong một tủ đựng sách nhỏ trên căn gác ọp ẹp của ngôi nhà Soeur cư ngụ.

 

H́nh ảnh của những ông, bà cụ già ốm yếu, gầy guộc với những vết thương lở loét, tay chân bị cụt phải mang chân giả nhưng vẫn vui sống và giữ vững niềm tin tưởng vào Chúa. Sự khao khát rước Ḿnh Thánh Chúa của các cụ đă đem lại cho tôi rất nhiều suy nghĩ. Trong sự cấm cách chặt chẽ, vô nhân của chế độ Cộng Sản, chủ trương chủ nghĩa vô thần, vẫn  có những vị Mục Tử, điển h́nh như ĐHY Phanxico Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, cha T.U, các Soeur, các đệ tử, những người thiện nguyện... đă và đang dấn thân âm thầm phục vụ những người xấu số để họ có được một chút an ủi, đỡ nâng.

 

Cha cũng đưa mọi người thăm viếng những thánh đường ở miền Bắc VN đă được xây cất hơn 100 năm, đă bị tàn phá thời chiến tranh chống Pháp, đến nay vẫn chưa được sửa chữa, hoặc những nhà nguyện bị bắt buộc phải đóng cửa trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong không khí giá lạnh cắt da của mùa Đông tại Miền Bắc, giáo dân vẫn đến cầu nguyện hoặc tham dự Thánh Lễ ở ngoài sân. Cha cho biết rất nhiều giáo dân, giáo xứ và cả giáo phận Đức đă giúp đỡ rất nhiều trong chương tŕnh cứu trợ và sửa chữa để giáo dân VN có nơi thờ phượng.

 

Nh́n những khuôn mặt rạng rỡ, suy tư, cung kính trong những lúc người bệnh tật, nghèo khổ tham dự Thánh Lễ hay lúc được đặt tay ban phép lành khiến tôi không khỏi xúc động và tự xét về cách sống đạo và đức tin của ḿnh. Thiết nghĩ, giữa những người giúp đỡ và những người đón nhận sự giúp đỡ - chúng ta luôn bổ xung cho nhau trong t́nh yêu thương liên đới về vật chất và tinh thần. Trao tặng nhau những kinh nghiệm, những cảm nhận về Đức Tin giữa những người có khi suốt cuộc đời không có cơ hội gặp nhau. Ôi! Thật kỳ diệu và cao cả khi mọi người đến với nhau trong sự liên kết của Thiên Chúa và chỉ có t́nh yêu cao vời này thúc đẩy, con người chúng ta mới có thể cảm thông và chia sẻ, yêu thương nhau chân thật mà thôi.

 

Kết thúc Tam Nhật Tĩnh Tâm 2013 là thánh lễ đồng tế mừng lễ Bổn Mạng là Thánh Giuse Khang Tử Đạo vào lúc 14g. Nhà thờ chật người, Ca Đoàn hát rất hay, đông gia đ́nh trẻ và thiếu nhi tham dự. Sau đó là tiệc mừng Bổn Mạng trong hội trường với những món ăn ngon do từng gia đ́nh mang đến đóng góp chung thành một bữa tiệc Cộng Đoàn. Tiệc vui được phụ họa với chương tŕnh ca nhạc Karaoke do các anh chị yêu văn nghệ tŕnh diễn. Xin chân thành cảm tạ tất cả cho những đôi tay phục vụ và dấn thân tổ chức 3 ngày Tĩnh Tâm cho chúng tôi.

 

Kỷ niệm mùa Tĩnh Tâm Cộng Đoàn 2013 tại Hamburg

(Một Tham Dự Viên ghi lại)